Đây là chiếc tàu ngầm cuối cùngThủ tướng Đức Angela Merkel hứa sẽ cung cấp cho Israel và sẽ được công ty Thyssen Krupp bàn giao sớm.
Báo Süddeutsche Zeitung tiết lộ thông tin chính thức, trích dẫn báo cáo của Hội đồng An ninh Liên bang đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Quyết định bán chiếc tàu ngầm này đã bị chỉ trích vì hai lý do: Một, trong số chi phí của dự án này, người nộp thuế Đức đang gánh vác một phần ba chi phí. Thứ hai, báo cáo cho thấy những chiếc tàu ngầm này có khả năng được trang bị vũ khí hạt nhân.
Tàu ngầm Lực đẩy không phụ thuộc không khí Hạng Dolphins của Đức có thể đáp ứng mọi yêu cầu Hải quân đặt ra.
Peter Roberts, chuyên gia Hải quân học của Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh ở London, chia sẻ với Hãng tin Sputnik rằng Israel sẽ có ý định phát triển hạt nhân trên tàu ngầm mới mặc dù không phải trong thời điểm hiện tại.
Ông giải thích rằng mấu chốt để có thể trang bị vũ khí hạt nhân cho tàu ngầm chính là cơ chế phóng tên lửa. Bản thân chiếc tàu ngầm có thể tự phóng tên lửa, nhưng để phát triển được tên lửa đầu đạn hạt nhân với một hệ thống định vị phù hợp lại là một thách thức lớn hơn nhiều.
Theo bài báo của Anthony Bellchambers trong tờ Nghiên cứu Toàn cầu, tàu ngầm Đức trang bị đầu đạn hạt nhân đã cho Israel khả năng “kiểm soát biển sâu” mà bây giờ khó thể thay đổi được. Trong khi đó bà Merkel lại cung cấp tàu ngầm cho Israel mà “không tham khảo ý kiến của Liên minh Châu ÂU”.
Một báo cáo khác của Thuyền trưởng Raimund Wallner với tựa đề “Tầu ngầm Đức- Khả năng và Tiềm năng” được Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh ban hành cũng chỉ ra rằng tầu ngầm của Đức có khả năng đáp ứng được tất cả yêu cầu của hải quân hiện tại lẫn trong viễn cảnh tương lai.
Báo Süddeutsche Zeitung cũng báo cáo rằng Hội đồng An ninh Liên bang Đức đã phê duyệt xuất khẩu sáu hệ thống radar siêu âm dò tàu ngầm và ngư lôi cùng phụ tùng để sản xuất đạn dược cho Ấn Độ, bên cạnh đó còn phân phối 336 xe tải quân sự không vũ trang cho Algeria.