Chính sách mới tháng 5-2024 với cán bộ, công chức, viên chức

(PLO)- Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5-2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Pháp Luật TP.HCM trân trọng giới thiệu một số chính sách mới nổi bật đối với cán bộ, công chức, viên chức dưới đây:

Hoàn thành Nghị định mới về cải cách tiền lương trong tháng 5

Ngày 5-1, Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 được ban hành. Trong đó, Chính phủ đã quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.

Liên quan đến chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Chính phủ giao Bộ Nội vụ hoàn thành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong tháng 5-2024.

Đây là cơ sở để thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1-7-2024.

chính sách mới
Nhiều chính sách mới đối với cán bộ, công chức, viên chức. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG

Hướng dẫn xếp lương công chức thi hành án dân sự

Thông tư 02/2024 của Bộ Tư pháp quy định mã số, xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự sẽ có hiệu lực từ ngày 18-5-2024.

Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, gồm Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án và Thư ký thi hành án; áp dụng đối với công chức làm công tác thi hành án dân sự thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Cụ thể, công chức thi hành án dân sự được quy định gồm 8 ngạch: Chấp hành viên cao cấp, chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên sơ cấp, thẩm tra viên cao cấp thi hành án, thẩm tra viên chính thi hành án, thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành, thư ký thi hành án, thư ký trung cấp thi hành án.

Công chức chuyên ngành thi hành án dân sự được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004.

Ngạch Chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1 (từ 6.20 đến 8.0).

Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1; (từ 4.40 đến 6.78).

Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1 (từ 2.34 đến 4.98).

Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B (từ 1.86 đến 3.66).

Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan nhà nước

Nghị định 29/2024/NĐ-CP tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2024.

Nghị định 19 áp dụng đối với các chứng danh Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Giám đốc Sở, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, Chánh Văn phòng UBND cấp tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc…

Các chức danh nêu trên phải đáp ứng tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; trình độ; năng lực và uy tín; sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác và các tiêu chuẩn riêng đối với từng chức danh.

Trong đó, tiêu chuẩn chung về trình độ là tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền…

Hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý về giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý chuyên ngành giáo dục và đào tạo.

Nội dung thông tư bao gồm danh mục vị trí việc làm; bản mô tả vị trí việc làm; khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo; áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các đại học, học viện, trường đại học) và trường cao đẳng sư phạm công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư quy định xác định vị trí việc làm theo 5 nguyên tắc.

Thứ nhất, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

Thứ hai, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba, vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng của các cơ sở giáo dục.

Thứ tư, mỗi vị trí việc làm phải có bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực và gắn với chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Thứ năm, đảm bảo hiệu quả, thu gọn đầu mối, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và giảm chi phí ngân sách nhà nước khi xác định vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15-5-2024.

Xem chi tiết Danh mục vị trí việc làm tại đây: Thông tư-04-2024-TT-BGDĐT.docx

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm