Cư dân duy nhất trên đảo tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản

Bà Kim Sin-yeol và người chồng quá cố Kim Sung-do hồi năm 1991 đã đưa ra quyết định bất thường, đó là chuyển đến sinh sống tại quần đảo Dokdo (mà Nhật Bản gọi là Takeshima). Trước đó, vào năm 1965, đối tác đánh bắt cá cũ của chồng bà đã chuyển đến đó và là cư dân chính thức đầu tiên. Cả hai người đàn ông qua đời, để lại bà góa phụ Kim Sin-yeol là cư dân hợp pháp duy nhất còn lại trên hòn đảo nhỏ. Ở đó một chút thời tiết xấu có thể cắt đứt bà khỏi thế giới bên ngoài trong nhiều tuần.

Các đảo nhỏ tranh chấp mà Hàn Quốc gọi là Dokdo và Nhật Bản gọi là Takeshima. Ảnh: REUTERS

Bà Kim có vẻ thích cuộc sống ở đó, dành nhiều ngày để bơi lội, câu cá hoặc tập thể dục. Sống ở đó, tâm trí bà thấy thoải mái. Gia đình bà nói rằng bà không có ý định chuyển đi.

Đảo Dokdo hay Takeshima nằm gần như ở giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo Hàn Quốc, đảo Dokdo được Nhật Bản công nhận là lãnh thổ của Hàn Quốc vào năm 1696 sau cuộc chiến giữa ngư dân Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 1905, mặc dù nằm dưới sự quản lý của Hàn Quốc nhưng Nhật Bản vẫn sáp nhập vào lãnh thổ Nhật Bản cho đến năm 1945. Hàn Quốc tuyên bố các đảo đã được lấy lại vào cuối Thế chiến II. Nhật Bản không đồng ý. Hiện nay, Hàn Quốc đang nắm quyền kiểm soát các đảo nhỏ này trên thực tế.

Một nhóm người Nhật Bản theo chủ nghĩa dân tộc cầm cờ "Mặt trời mọc" biểu tình ở Tokyo (Nhật Bản) đòi chủ quyền đối với các đảo tranh chấp. Ảnh: AFP

Căng thẳng về tranh chấp chủ quyền đối với các đảo nhỏ lại bùng lên trong Thế vận hội mùa đông Hàn Quốc năm 2018, khi một biểu ngữ trong lễ khai mạc khẳng định Dokdo là một phần của Bán đảo Triều Tiên. Biểu ngữ đã phải thay đổi sau các cuộc biểu tình ở Nhật Bản.

Mặc cho những cuộc chiến ngoại giao diễn ra ở tầm quốc tế, cư dân hợp pháp duy nhất của hòn đảo này có một cuộc sống yên bình. Hòn đảo chỉ có đủ chỗ cho một nơi cư trú duy nhất - nơi ở của bà Kim.

Cụ bà Kim Sin-yeol. Ảnh: CNN

Những người Hàn Quốc khác cũng bày tỏ nguyện vọng đến sống trên đảo tranh chấp nhưng giới chức Hàn Quốc cho hay họ không có kế hoạch chấp nhận thêm cư dân mới.

Truyền thông địa phương đưa tin con gái và con rể của bà Kim muốn chuyển đến đó vào tháng Tư và mở một cửa hàng lưu niệm nhưng Văn phòng Quản lý Dokdo (Hàn Quốc) nói với tờ Korea Herald rằng hai cư dân ở trên đảo là quá nhiều.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

Ấn Độ muốn đổi tên nước?

(PLO)- Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như muốn đổi tên nước này thành “Bharat” để tách Ấn Độ khỏi quá khứ thuộc địa.