Cựu 'Đệ nhất phu nhân' Khmer Đỏ qua đời

Bà Ieng Thirith, cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề xã hội của chế độ Khmer Đỏ, 83 tuổi, đã qua đời sau một thời gian dài chữa bệnh ở Thái Lan. Bà qua đời ở khu vực từng là căn cứ của lực lượng Khmer Đỏ, gần biên giới với Thái Lan.
Bà Ieng Thirith cùng chồng bà là Ieng Sary, Bộ trưởng Ngoại giao chế độ Khmer đỏ bị Tòa án Quốc tế đưa ra xét xử cùng với 2 lãnh đạo cao cấp khác của Khmer Đỏ về tội ác chiến tranh, chống lại loài người và diệt chủng.

Tuy nhiên vào năm 2012, phiên tòa xét xử bà bị đình chỉ vì bà bị bệnh mất trí nhớ. Năm 2014, bà Ieng Thirith được đưa sang Thái Lan để điều trị bệnh tim, phối và đường tiết niệu. Tuy nhiên bà vẫn nằm dưới sự giám sát tư pháp của Tòa án Quốc tế cho đến khi bà chết.

Người phụ nữ trong số các nhân vật chóp bu chế độ Khmer Đỏ bà Ieng Thirith đã qua đời khi chưa kịp để hầu tòa vì tội ac diệt chủng chống lại loài người của bà (ảnh AFP) 

Mặc dù các cáo buộc chống lại bà không bao giờ giảm, nhưng việc đình chỉ phiên tòa xét xử bà Ieng Thirith là một đòn cay đắng cho các nạn nhân còn sót lại sau chế độ diệt chủng Khmer đỏ, mà đã làm hơn 2 triệu người chết.

Khmer Đỏ đã xóa sổ gần một phần tư dân số Campuchia do cưỡng bức lao động hổ sai, giết người, bỏ đối người dân trong một nỗ lực để hình thành một xã hội nông nghiệp không tưởng.

"Bây giờ Ieng Thirith đã chết, một phần công lý đã bị vùi sâu theo cái chết của bà", Chum Mey, một nạn nhân của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, nói với AFP.

Chồng của bà Ieng Thirith là ông Ieng Sary chết hồi năm 2013 ở tuổi 87, gây bức xúc cho các nạn nhân và gia đình của họ. Cái chết của bà Thirith được xem là thêm một đòn cay đắng cho những nạn nhân đã chết hoặc còn sống của chế độ được cho là tàn ác nhất trong lịch sử nhân loại, theo AFP.

Theo hồ sơ của tòa án, bà đã ra lệnh thanh trừng những kẻ phản bội bị tình nghi, những người này bị đưa đến các trại cải tạo, và chết ở đó. Bà bị cáo buộc là người ra lệnh cưỡng hôn tập thể trong thời gian nắm chức Bộ trưởng.
Bà đã bị bắt vào năm 2007, cùng với chồng mình. Sau đó bà từ chối hợp tác với tòa án, luôn phủ nhận trách nhiệm cho tội ác của mình.
Trước đó, một số nhà lãnh đạo đứng đầu Khmer Đỏ đã bị kết án, bao gồm cả "anh hai" Nuon Chea, 88 tuổi, và cựu lãnh đạo Khieu Samphan, 83 tuổi. Lãnh đạo số 1 của Khmer Đỏ là Pol Pot đã qua đời vào năm 1998.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm