Đáng sợ những con khỉ mang gien não người ở Trung Quốc

Trang Vox đưa tin, trong một nghiên cứu được công bố vào tháng trước trên tạp chí khoa học của Bắc Kinh, các nhà nghiên cứu đã lấy các bản sao gien MCPH1 của con người, được cho là đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của con người và cấy nó vào phôi của khỉ vẹt.

Nhà khoa học Trung Quốc và việc cấy gen não người vào khỉ

Trong số 11 con khỉ vẹt biến đổi gien được tạo ra, có sáu con đã chết. Năm con sống sót đã trải qua một loạt các xét nghiệm, bao gồm quét não MRI và kiểm tra trí nhớ.

Năm con khỉ mang gien não người còn sống ở Viện Hàn lâm Khoa học Thần Kinh của Trung Quốc ở Thượng Hải. Ảnh: GETTY

Mặc dù chúng không có bộ não lớn hơn nhưng thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ thuộc bộ nhớ ngắn hạn. Bộ não của chúng cũng phát triển trong một khoảng thời gian dài hơn, đó là điển hình của bộ não con người.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã hào hứng mô tả nghiên cứu này là nỗ lực đầu tiên thử nghiệm cơ sở di truyền của nguồn gốc não người bằng mô hình khỉ biến đổi gien.

Nói cách khác, mục đích của nghiên cứu là nhằm giải quyết câu hỏi về sự tiến hóa: Con người đã phát triển trí thông minh độc đáo như thế nào? Vì điều gì mà con người đã tiến hóa theo cách mà các loài linh trưởng khác không thể?

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc nghi ngờ gien MCPH1 là một phần của câu trả lời. Nhưng không dừng lại ở đó, ông Bing Su, một nhà di truyền học tại Viện Động vật học Côn Minh (Trung Quốc), nói với chuyên san MIT Technology Review rằng ông đã thử nghiệm các gien khác liên quan đến tiến hóa não người.

Đó là SRGAP2C, một biến thể DNA xuất hiện khoảng hai triệu năm trước. Loại gen này được mệnh danh là “công cụ chuyển đổi nhân tính” và “liên kết di truyền bị thiếu” vì có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự xuất hiện trí thông minh con người. Ông Su nói rằng anh ấy đã cấy ghép nó vào khỉ, nhưng còn quá sớm để nói kết quả là gì.

Ông Su cũng đã nhắm đến một gien người khác, FOXP2, cho là đã ban cho con người khả năng ngôn ngữ. Suy ngẫm về khả năng cấy ghép gien đó vào khỉ, ông Su nói với Nature vào năm 2016, tôi đã không nghĩ rằng con khỉ sẽ bắt đầu nói đột ngột, nhưng sẽ có một số thay đổi về hành vi”.

Tạo ra khỉ mang gen người có vi phạm đạo đức và pháp luật?

Ông Su không vi phạm bất kỳ quy định pháp luật nào. Ở Mỹ, các nhà khoa học đã tạo ra các giống lai động vật người nhằm phát triển các bộ phận cơ thể người để cấy ghép y học. Ví dụ, bằng cách cấy tế bào người vào phôi lợn và phôi cừu nhưng các nghiên cứu như vậy không đủ điều kiện nhận tài trợ công cộng.

Khi nói đến việc nghiên cứu trên khỉ, một nhà nghiên cứu đã kiếm được nhiều tiền hơn cho sự nghiệp của họ ở Trung Quốc, như báo cáo của Sarah Zhang trên tạp chí Atlantic năm ngoái.

Mẹ con loài khỉ vẹt ở Trung Quốc. Ảnh: GETTY

Một con khỉ ở Trung Quốc có giá khoảng 1.500 USD, so với khoảng 6.000 USD ở Mỹ. Chi phí thực phẩm và chăm sóc hàng ngày cũng thấp hơn.

Trong vài năm qua, ở Trung Quốc việc nghiên cứu di truyền trên khỉ bùng nổ hàng loạt ở nhiều nơi. Tại các thành phố Côn Minh, Thượng Hải và Quảng Châu, các nhà khoa học đã tạo ra những con khỉ cho thấy các dấu hiệu của Parkinson, chứng loạn dưỡng cơ Duchenne, chứng tự kỷ, v.v.

Do sự dễ dàng tương đối của việc tiến hành nghiên cứu trên loài linh trưởng ở Trung Quốc, một số nhà nghiên cứu thường xuyên đi từ Mỹ đến Trung Quốc để nghiên cứu khoa học về khỉ.

Một số nhà nghiên cứu tại Đại học Emory (Mỹ) gần đây đã hợp tác với các nhà khoa học ở Trung Quốc, những người nghiên cứu về loài khỉ biến đổi gen.

Ông Martin Styner, một nhà khoa học tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) sau một thời gian tham gia nghiên cứu đã cân nhắc việc rút tên khỏi nhóm nghiên cứu và tin rằng nghiên cứu này không phải là một hướng đi tốt.

Mặc dù Mỹ không bật đèn xanh cho các nghiên cứu như Su, nhưng việc các trường đại học Mỹ hợp tác với các nhà khoa học Trung Quốc trong các nghiên cứu như vậy vẫn có thể đồng lõa với bất kỳ tác hại đạo đức nào mà họ gây ra.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm