BKLN gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế xã hội do số người mắc bệnh nhiều, bệnh gây tàn tật và tử vong cao.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình, cứ mỗi 2 giây, có một người tử vong do BKLN. Mỗi năm, thế giới có 41 triệu ca tử vong, trong số đó BKLN chiếm 71% tổng số ca tử vong; hơn 15 triệu người tử vong vì BKLN trong độ tuổi từ 30-69 tuổi; 85% xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 người tử vong do BKLN, trong đó nguyên nhân do bệnh tim mạch chiếm 31%, ung thư chiếm 19%, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) chiếm 6%, đái tháo đường chiếm 4% và các BKLN khác chiếm 18%. Đặc biệt, BKLN còn là bệnh lý nền, yếu tố tăng nặng và dẫn đến tử vong của các trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm hay COVID-19 hiện nay.
BKLN được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng số một. (Ảnh: Internet)
Chuỗi nguyên nhân bệnh không lây nhiễm
Các yếu tố nguy cơ tăng BKLN (không thể thay đổi) bao gồm do tuổi tác, giới tính, chủng tộc và tiền sử gia đình. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ BKLN có thể thay đổi như: yếu tố xã hội, môi trường, đô thị hóa… có thể gây ra các BKLN.
Đặc biệt, một số yếu tố nguy cơ về thói quen hành vi, như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ ăn không lành mạnh, ít hoạt động thể dục… có thể làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng mỡ máu và béo phì. Đây chính là các yếu tố nguy cơ cao, có thể dẫn đến các BKLN phổ biến hiện nay.
Nếu các yếu tố nguy cơ chính của BKLN được loại bỏ thì khoảng ¾ số ca bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và 40% số ca ung thư sẽ được ngăn ngừa.
Hướng dẫn phòng ngừa các BKLN hiệu quả
Mặc dù các BKLN gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua việc thực hành lối sống lành mạnh, kiểm soát các nguy cơ gây bệnh, thực hiện khám sức khỏe định kỳ, cụ thể như:
* Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn giảm muối; giảm đường; giảm chất béo bão hòa; tăng cường ăn rau, trái cây; kiểm soát cân nặng hợp lý.
* Tăng cường vận động thể lực: ít nhất 30 phút/ngày, 150 phút/tuần.
* Hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào; không lạm dụng rượu, bia.
* Thực hiện khám, sàng lọc sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các BKLN.
* Khi được chẩn đoán bệnh, cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chương trình “Chăm sóc sức khỏe Việt” nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh không lây nhiễm. (Ảnh: ADCREW)
Nhằm chung tay thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về Phòng chống BKLN trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, Davipharm phối hợp cùng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện chương trình “Chăm sóc sức khỏe Việt” với mục tiêu:
- Nâng cao năng lực hệ thống y tế thông qua đào tạo tập huấn về giám sát, dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị BKLN.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh không lây nhiễm thông qua các hoạt động giáo dục truyền thông, thực hiện các chương trình đánh giá nguy cơ, phát hiện sớm và tư vấn thay đổi lối sống cho người dân trong cộng đồng.
- Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế.
“Chăm sóc sức khỏe Việt” là chương hình thể hiện cam kết lâu dài của Davipharm trong công tác cải thiện sức khỏe và chất lượng sống cho người Việt Nam. Fanpage chính thức: Chăm sóc Sức Khỏe Việt (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN).