Doanh nghiệp lớn tính kế giữ nhân viên bằng cổ phiếu
Năm 2013, hàng loạt doanh nghiệp lên kế hoạch phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP), trong đó hầu hết là các ông lớn đang niêm yết tại hai sàn. Đây không phải là chiêu mới được các doanh nghiệp áp dụng để giữ chân nhân viên, nhưng nhiều lãnh đạo công ty thừa nhận biện pháp này vẫn hiệu quả nhất.
Một trong những doanh nghiệp mạnh tay phát hành ESOP nhất phải kể đến Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, Mã CK: STB) với khối lượng 32 triệu cổ phiếu, tương đương 3% vốn cổ phần.
Phát hành cổ phiếu ESOP là bí kíp để nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Hà
Kế hoạch này vừa được Hội đồng quản trị nhà băng phê duyệt trong lần đại hội cổ đông thường niên 2013. Giá phát hành là 10.000 đồng một cổ phần dành cho các cán bộ cốt cán, thuộc các cơ quan quản trị, kiểm soát và điều hành tại Sacombank. Danh sách cán bộ do ban điều hành phối hợp Công đoàn thiết lập và phải được Chủ tịch ngân hàng phê duyệt. Quý I vừa qua, lợi nhuận sau thuế của Sacombank đạt 675 tỷ đồng, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm trước. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu STB theo đó cũng mất trên 19%, xuống còn 694 đồng. Đại gia khác trên sàn TP HCM thuộc diện vốn hóa lớn kiêm blue-chip rổ VN30 là Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) cũng vừa phát hành thành công gần 18 triệu cổ phiếu thông qua chương trình ESOP. Tổng số cổ phiếu của Masan sau đợt phát hành tăng từ 687 lên 705 triệu chứng khoán. Trước đó, suốt 4 năm kể từ khi niêm yết đến nay, Masan lại chưa từng chia cổ tức cho cổ đông. Một số doanh nghiệp cũng phát hành ESOP trong thời gian qua còn có Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (Mã CK: SSI), Công ty Bourbon Tây Ninh (Mã CK: SBT) và Công ty cổ phần FPT (Mã CK: FPT) với khối lượng từ một triệu đến 6 triệu cổ phiếu. Mới đây, Công ty cổ phần Thủy sản Bến Tre (Mã CK: ABT) cũng lên kế hoạch phân phối thêm 500.000 cổ phiếu cho cho 51 nhân viên. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Chứng khoán Sài Gòn, mục đích chính của việc phát hành loại cổ phiếu này là bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Mặt khác, đây cũng là cách chia sẻ lợi nhuận cho người lao động và giúp công ty phát triển bền vững qua thời kỳ khó khăn. Cùng chung quan điểm này, ông Đặng Kiết Tường, Chủ tịch Công ty Thủy sản Bến Tre cũng cho hay, việc phát hành ESOP không chỉ có lợi cho công ty mà còn tạo lợi thế cho cổ đông. Bởi lẽ, giá cổ phiếu ABT đang ở mức trên 40.000, trong khi đơn vị chỉ bán với giá 30.000 đồng. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm kể từ thời điểm phát hành, cổ đông không được phép chuyển nhượng. Ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank nhìn nhận việc phát hành ESOP là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giữ chân nhân viên dù chiêu thức này không phải là mới. Theo ông Phú, đây không phải lần đầu Sacombank phát hành ESOP, sau mỗi lần như vậy nhân viên gắn bó hơn với nhà băng. Hiện giá STB trên thị trường tương đối cao, phát hành ESOP sẽ giúp họ có cơ hội nắm giữ cổ phiếu công ty với giá “mềm mại” hơn, ông Phú nhấn mạnh. Tổng lượng nhân viên Sacombank nhận ESOP trong đợt này dự kiến xấp xỉ 1.500 người và giữ chức phó phòng chi nhánh trở lên. Nhân viên nghỉ việc sẽ phải bán lại số chứng khoán này cho ngân hàng nếu cổ phiếu vẫn trong thời gian hạn chế chuyển nhượng. Tuy nhiên, kế sách giữ chân nhân viên bằng cổ phiếu chỉ mang tính hiệu quả khi doanh nghiệp kinh doanh phát đạt và vẫn tiếp tục ăn nên làm ra trong thời gian dài. Anh Phạm Quang Huy, nhân viên một doanh nghiệp cổ phần nhà nước đang niêm yết cho biết dù công ty có phát hành ESOP anh cũng không muốn mua. “Vì làm việc ở đây lâu, tôi thừa biết tình trạng kinh doanh thực tế thế nào. Hơn nữa, tôi cũng không có dự cảm tốt về triển vọng lâu dài của công ty. Nếu không may doanh nghiệp làm ăn thất bát và sa thải, mình vừa mất lương lại vừa mất giá trị cổ phiếu”, anh Huy chia sẻ. Quý I vừa qua, công ty của anh Huy giảm lãi sau thuế gần 90%. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu cũng mất 90%, xuống còn 28 đồng. Theo một chuyên gia chứng khoán tại Hà Nội, việc phát hành ESOP có thể khiến giá cổ phiếu bị pha loãng và ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ phát hành ESOP với tỷ lệ dưới 5% vốn điều lệ thì giá cổ phiếu vẫn nằm trong vùng an toàn.
(PLO)- Nóng hôm nay ngày 29-11: Trả hồ sơ vụ cán bộ địa chính xã làm hồ sơ cấp đất công cho mẹ vợ; Cháy lớn tại công ty mút xốp rộng hàng ngàn mét vuông;..
(PLO)- Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các sở ngành, địa phương chủ động phối hợp trong giải quyết công việc, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp, không cần chờ ra cuộc họp mới báo là có vướng mắc.
(PLO)- Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cho rằng việc các sàn phải báo cáo, cung cấp thông tin phục vụ thu thuế thương mại điện tử cần ở mức hợp lý, bám sát quy định pháp luật hiện hành.
(PLO)- Ngày 17-10, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đoàn đi khảo sát thực tế tại chợ Bình Điền, công ty TNHH MM Mega Market, siêu thị Co.op Extra Linh Trung...
(PLO)- Nhiều đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch vẫn phải luôn "đánh vật" trước sự nghi ngờ của người tiêu dùng, lẫn sự cạnh tranh về giá cả từ thực phẩm không rõ nguồn gốc.
(PLO)- Cùng một thương hiệu nhưng bào ngư đông lạnh được người bán giới thiệu với nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau và được bán với giá chưa bằng một nửa tại các chuỗi cửa hàng hải sản nhập khẩu.
(PLO)- Tỉnh cũng đề nghị các DN, nhà đầu tư đề xuất các giải pháp, hiến kế cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu trong thời gian tới.
(PLO)- Việt Nam sẵn sàng và thường xuyên trao đổi với Hoa Kỳ thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.
(PLO)- Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các địa phương xây dựng thí điểm phương án mẫu về quản lý, khai thác các bãi tắm biển tạo sản phẩm dịch vụ du lịch với mục tiêu bảo đảm an toàn phòng chống đuối nước và vệ sinh môi trường.