Dự án bauxite Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỉ đồng

Mới đây, cơ quan thanh tra vừa có kết luận thanh tra tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Trong đó, đáng chú ý là kết quả thanh tra tài chính hai dự án bauxite - nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông). Hai dự án này chậm tiến độ, phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư khi đưa vào sản xuất, kinh doanh.

Đối với dự án Tân Rai, theo quyết định ban đầu (ban hành ngày 30-6-2006) của chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin, tổng mức đầu tư cho dự án này là 7.787,5 tỉ đồng (khoảng 493,5 triệu USD) với công suất 600.000 tấn/năm, thời gian thực hiện 2006-2009. Qua bốn lần điều chỉnh, đến lần điều chỉnh cuối (tháng 10-2013), tổng mức đầu tư cho dự án này đã tăng lên 15.414,4 tỉ đồng (tương đương 805 triệu USD), gần gấp hai lần vốn đầu tư dự kiến ban đầu. Thời gian thực hiện dự án bị chậm bốn năm so với quyết định phê duyệt lần đầu.

Nguyên nhân làm tăng chi phí này được cơ quan thanh tra chỉ ra là do điều chỉnh tăng công suất từ 600.000 tấn alumin/năm lên 650.000 tấn/năm, thay đổi công nghệ sản xuất alumin, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền lương tăng và năng lực, kinh nghiệm quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu còn hạn chế.

Giá alumin thế giới sụt giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dự án alumin Tân Rai. Ảnh: TP

Theo cơ quan thanh tra, sau ba năm đi vào hoạt động, tính từ tháng 10-2013 đến hết tháng 9-2016, dự án bauxite - nhôm Tân Rai thua lỗ 3.696 tỉ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, lỗ do chênh lệch tỉ giá khoảng 1.176 tỉ đồng. Nguyên nhân lỗ chủ yếu do kéo dài thời gian đầu tư làm phát sinh chi phí, giá alumin-nhôm thế giới sụt giảm, thuế tài nguyên tăng,... Ngoài ra, dự án có kỹ thuật, công nghệ phức tạp, lần đầu thực hiện ở Việt Nam nên thời gian đầu vận hành, sản xuất gặp nhiều khó khăn, dây chuyền sản xuất chưa ổn định, phát sinh chi phí sửa chữa,...

Tuy nhiên, theo cơ quan thanh tra, hiện dây chuyền sản xuất của dự án đã vận hành ổn định, đạt xấp xỉ công suất thiết kế, giá thành sản xuất giảm, giá alumin thế giới ổn định, phục hồi; dự kiến năm 2017 dự án sẽ hết lỗ theo đúng như tính toán của dự án.

Đối với dự án alumin Nhân Cơ, theo quyết định đầu tư ban đầu (năm 2007), vốn đầu tư cho dự án này là 3.285 tỉ đồng. Qua hai lần điều chỉnh, tổng mức đầu tư theo phê duyệt năm 2014 là 16.821 tỉ đồng (tăng gấp năm lần so với ban đầu). Đến thời điểm thanh tra tháng 11-2016, dự án đã cơ bản hoàn thành và chạy thử, ra sản phẩm. Dự kiến dự án vận hành thương mại trong quý I-2017.

Cơ quan thanh tra đã chỉ ra nguyên nhân đội vốn là do thay đổi công suất của nhà máy từ 300.000 tấn/năm lên đến 650.000 tấn alumin/năm. Dự án cũng phải dừng thi công hai năm để đánh giá lại hiệu quả, do thay đổi tỉ giá, tăng chi phí tiền lương, giải phóng mặt bằng,…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.