Nếu ở khớp thì gây ra tình trạng viêm khớp cấp và mạn tính,ở mô mềm tạo ra các hạt tophi, ở thận sẽ gây ra sỏi thận...
Bệnh gout thường có các dấu hiệu ban đầu như khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái. Gout “âm thầm giết người” bằng các biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại. Đầu tiên cần nói đến là việc bị biến dạng khớp dẫn đến khả năng tàn phế suốt đời, có thể là suy thận mạn và nguy hiểm hơn nữa là bệnh tim mạch.
Nguyên nhân nào gâyrabệnhgout?
Bệnh gout được chia ra làm ba loại cơ bản:
+ Gout nguyên phát: Đây là nguyên nhân chủ yếu. Do chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều đạm, uống rượu bia nhiều...).
+ Gout thứ phát: Do sự tiêu hủy tế bào quá mức dẫn đến tăng nồng độ acid uric, một số bệnh gây tiêu hủy tế bào quá mức như thiếu máu huyết tan; bệnh vẩy nến...
+ Gout do sự không ổn định của các Enzym: Do sự thiếu hụt enzym HGPRT (một loại enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric). Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout khởi phát sớm ở trẻ em.
Biến chứng của gout ở bàn tay.
Yếu tố nào có thể gây ra bệnh gout?
+ Giới tính: Đa số là nam giới, do uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn nhiều chất đạm: hải sản, thịt đỏ...
+ Tuổi: Nam giới 30-40 tuổi. Nữ sau khi mãn kinh. Nhưng hiện nay bệnh đang trẻ hóa, có nhiều trường hợp chỉ mới 23-25 tuổi đã có các dấu hiệu rõ ràng của bệnh gout.
+ Béo phì: Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.
+ Do ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, asprin và thuốc chống lao pyrazynamid…
+ Yếu tố di truyền.
+ Sự rối loạn chuyển hóa gây tăng acid urid.
Nguyên tắc điều trị bệnh gout
- Chống viêm khớp trong các đợt cấp.
- Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo, đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì.
- Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ acid uric máu.
- Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.
Những trường hợp gout mãn tính do các tinh thể urat lắng đọng ở các khớp gây ra biến dạng và hư hại khớp thì có thể phối hợp phẫu thuật để cắt lọc tophi và chỉnh hình khớp. Việc điều trị bệnh gout bằng những loại thuốc có tác dụng giảm tình trạng viêm và giúp bệnh nhân bớt đau. Nhưng quan trọng hơn hết đó là việc thay đổi cách sống hợp lý, lành mạnh, ăn uống khoa học, siêng tập thể dục... sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp cho diễn biến bệnh phát triển chậm lại.
BS NGUYỄN XUÂN ANH, Chuyên khoa
Chấn thương Chỉnh hình và Phẫu thuật bàn tay