Hàng Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên sân nhà

(PLO)- Dịch COVID-19 đã mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa nội địa được khẳng định vị thế, tạo dấu ấn mạnh mẽ cho người tiêu dùng trong nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại Hội nghị tổng kết cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021, sáng 6-5, ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP.HCM, cho biết dù chịu nhiều tác động bởi dịch COVID-19, nhưng việc triển khai và thực hiện cuộc vận động trên địa bàn TP vẫn hướng đến sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.

Theo đó TP đã nổ lực ổn định thị trường, hoạt động liên kết cùng các tỉnh, thành phố trên cả nước đưa hàng Việt chất lượng, uy tín đến tay người tiêu dùng. Bản thân các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh đã tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ cam kết bảo vệ người tiêu dùng. Qua đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Dịch COVID-19 mở ra nhiều cơ hội cho hàng nội địa. ẢNH: THU HÀ

Dịch COVID-19 mở ra nhiều cơ hội cho hàng nội địa. ẢNH: THU HÀ

Thực tế các doanh nghiệp cũng chia sẻ đại dịch COVID-19 đã mở ra cơ hội cho hàng Việt được khẳng định vị thế. Ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết tỷ lệ hàng Việt trong toàn hệ thống của Saigon Co.op đạt trên 90% và duy trì trong suốt nhiều năm qua.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Trường Sơn đề xuất, để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được thiết thực hơn, ngoài chú trọng về hàng hóa, cuộc vận động cần quan tâm cả những sản phẩm dịch vụ, công nghệ, các sản phẩm vi vật chất, sản phẩm trí tuệ.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư về nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, đồng thời hỗ trợ đối đa cho DN trong vấn đề chuyển đổi số. Doanh nghiệp, chính quyền cần tiếp tục đẩy nhanh, mạnh hơn những hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông logistic để tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh, cũng thừa nhận mặc dù COVID-19 đã khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, song nhờ đó mà việc sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để sản xuất cũng được tận dụng tối đa, vẫn giữ được chất lượng không thua kém với nguyên liệu nhập khẩu.

“Nhờ đó, mà việc xuất khẩu vẫn được duy trì ở hai thị trường khó tính là Nhật Bản và Singapore trong suốt mùa dịch vừa qua, điều này đã tạo thêm uy tín cho sản phẩm Bidrico của chúng tôi”- ông Hiến nói.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, nhìn nhận dịch COVID-19 là khoảng thời gian chứng kiến sức sống của hàng Việt, khi trong thời gian giãn cách, TP và các doanh nghiệp vẫn đảm bảo nguồn cung hàng hóa không bị gián đoạn, giá cả thị trường được kiểm soát.

Ông Hải cũng nhìn nhận trong năm 2021, xu hướng người mua, bán tham gia thị trường thương mại điện tử ngày càng tăng. “Thương mại điện tử nổi lên như giải pháp hiệu quả mở ra cơ hội mua sắm phong phú, đa dạng và dễ dàng, lại an toàn, nhanh chóng, tiện lợi cho người tiêu dùng, nhất là trong thời điểm dịch bệnh vừa qua”- ông Hải cho biết.

Theo đó TP hiện có 567 sàn thương mại điện tử, với hơn 20 ngàn trang tin điện tử bán hàng và 134 ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại.

Đánh giá chung về tình hình cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2021, ông Hải nhận định, cuộc vận động đã đi vào chiều sâu, chuyển biến, và tạo hiệu ứng lan tỏa đến các tỉnh thành khác, Nhất là địa phương có quan hệ tương tác thương mại với TP.

Ông cũng đưa ra những kiến nghị như tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện 5 nhóm giải pháp của TP.HCM, tổ chức gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp…

Năm nay, tại TP.HCM có 80 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2021-2022 với nhiều đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao.

Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng đã cam kết cho 46 doanh nghiệp vay vốn sản xuất, đầu tư, dư nợ cho vay đạt 2.186,82 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.