(từ Indonesia đến nam Ấn Độ Dương) và hành lang phía bắc (từ biên giới Kazakhstan và Turkmenistan đến bắc Thái Lan) thành bảy khu vực nhỏ và một hành lang.
Úc và Indonesia giữ vai trò chỉ huy trong công tác tìm kiếm ở các vùng biển tương ứng của hai nước ở hành lang phía nam. Trung Quốc và Kazakhstan phụ trách tìm kiếm ở các khu vực thuộc hai nước này ở hành lang phía bắc.
Cùng ngày, báo South China Morning Post (Hong Kong) đưa tin Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Hoàng Huệ Khang thông báo Trung Quốc đã điều tra 153 hành khách Trung Quốc đi trên máy bay MH370 mất tích và không có bằng chứng liên quan đến không tặc hay khủng bố.
Trung tâm tìm kiếm và cứu nạn hàng hải Trung Quốc thông báo đang điều phương tiện đến hai khu vực khả nghi ở Ấn Độ Dương. Trong điện đàm với Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm 17-3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường yêu cầu Malaysia cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về máy bay mất tích. Ông Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc đã triển khai hơn 10 tàu chuyên dụng, nhiều máy bay và 21 vệ tinh.
Ngày 18-3, Cơ quan An toàn hàng hải Úc thông báo Úc đang phối hợp với New Zealand và Mỹ triển khai tìm kiếm ở tây nam Úc. Tàu khu trục USS Kidd của Mỹ đã ngưng tìm kiếm ở Ấn Độ Dương.
Báo Berita Harian (Malaysia) dẫn nguồn tin cảnh sát Malaysia cho biết họ đã tìm thấy trong hệ thống mô phỏng bay tại nhà cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah có cài phần mềm thực hành hạ cánh ở năm đường băng gồm đường băng ở sân bay quốc tế Male của Maldives, ba đường băng ở Ấn Độ, Singapore và đường băng tại căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Tất cả đường băng đều dài hơn 1.000 m.
Trong khi đó, báo New York Times (Mỹ) dẫn lời các quan chức điều tra cấp cao Mỹ, cho biết lần bẻ hướng đầu tiên của máy bay MH370 được thực hiện do ai đó trong buồng lái đã cài đặt lại chương trình máy tính để máy bay bẻ hướng bay về hướng tây thay vì bay đến Bắc Kinh. Hành vi cài đặt xảy ra trước khi hệ thống báo cáo dữ liệu bị tắt.
LÊ LINH
Lực lượng của Indonesia tìm kiếm ở biển Andaman ngày 17-3. Ảnh: GETTY IMAGES