HLV tuyển Việt Nam Troussier được AFC tôn vinh “vua của các vua”

(PLO)- HLV Philippe Troussier vừa được AFC tôn vinh ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

LĐBĐ châu Á (AFC) vừa tôn vinh những nhà cầm quân huyền thoại nhất của bóng đá châu Á, trong đó HLV Philippe Troussier của tuyển Việt Nam là vĩ đại nhất.

Đó là khi ông dẫn dắt tuyển Nhật Bản lên ngôi vô địch châu Á năm 2000, đặt nền móng cho người kế nhiệm Zico tiếp tục giúp tuyển Nhật bảo vệ thành công ngôi vô địch sau đó, tức năm 2004.

Troussier.jpg
HLV Troussier giúp Nhật vô địch châu Á 2000. Ảnh: AFC

HLV Troussier tạo ra một thế hệ vàng, đứng đầu và nổi danh nhất là Nakata, tạo ra một thời kỳ vàng son của bóng đá Nhật Bản. Trước đó, chiến lược gia Pháp cùng "Samurai xanh" lần đầu góp mặt ở France 98, World Cup đầu tiên Nhật Bản góp mặt và từ đó đến nay Nhật Bản liên tục góp mặt.

Troussier-3.jpg
Zico cũng giúp Nhật bảo vệ thành công ngôi vô địch 4 năm sau. Ảnh: AFC

Người Nhật rất nhớ công ơn của các “kiến trúc sư” người Pháp đến Nhật Bản tạo nên những nền bóng vững chắc cho bóng đá Nhật. Thời điểm năm 1995, Nhật Bản mới bắt đầu có giải nhà nghề J-League. Tại đó “giáo sư” Arsene Wenger lúc đầu làm HLV trưởng CLB Nagoya Grampus Eigh rồi giám đốc kỹ thuật, tạo ra một mô hình bóng đá chuyên nghiệp hiệu quả và cuốn hút. Nagoya trở thành CLB hình mẫu cho bóng đá Nhật, giúp các CLB khác tham khảo và học hỏi để phát triển.

Troussier-4.jpg
Zaccheroni giúp Nhật lên ngôi châu Á trở lại. Ảnh: AFC

Cùng với đó là sự có mặt ở HLV Troussier, người tiếp tục phát huy sức mạnh từ J- League để tạo nên một đội tuyển quốc gia mạnh khi xây dựng một lối chơi hiệu quả.

Điểm qua những nhà cầm quân huyền thoại đưa đội lên ngôi vô địch châu Á.

+ Khalil Al Zayani: Đưa Saudi Arabia lên ngôi châu Á năm 1984 bằng một lối chơi cuốn hút giữa kỹ thuật và sức mạnh. Saudi Arabia đánh bại hàng loạt đội mạnh để vào chung kết thắng Trung Quốc 2-0 và lên ngôi tại Singapore.

Troussier-1.jpg
Huyền thoại Nhật Nakata là học trò của HLV Troussier. Ảnh: AFC

+ Mohammed Ranjbar: Chiến lược gia đưa Iran lên ngôi vô địch châu Á lần thứ hai vào năm 1972, sau lần thứ nhất vô địch năm 1968, hay nói khác đi là bảo vệ ngôi vô địch. Trận chung kết Iran đánh bại Hàn Quốc 2-1 sau 120 phút.

+ Heshmat Mojeharani: Người giúp tuyển Iran bảo vệ thành công ngôi vô địch và hoàn thành cú hat trick ba lần liên tiếp vô địch châu Á vào năm 1976. Trận đấu thu hút 100 ngàn người vào sân ở Tehran xem đội nhà Iran đánh bại Kuwait 1-0 ở chung kết.

+ Carlos Albert Perreira: Chiến lược gia xứ Samba giúp Kuwait vô địch châu Á năm 1980 và giúp Saudi Arabia vô địch năm 1988. Ở chung kết năm 1980, Kuwait đã đánh bại “thế hệ vàng” Iran đang trên đỉnh với tỉ số 2-1, và sau đó ông dẫn quân Saudi Arabia đánh bại Hàn Quốc 3-0 ở chung kết năm 1988.

+ Ange Postecoglu: Chiến lược gia của CLB Anh Tottenham hiện nay giúp Úc lên ngôi châu Á 2015 khi họ làm chủ nhà. Úc đánh bại Hàn Quốc 2-1 ở trận chung kết Asian Cup kéo dài 120 phút. Thời đó, Postecoglu tạo ra một thế hệ vàng cho bóng đá Úc.

+ Zico: Người kế thừa thế hệ vàng của bóng đá Nhật khi HLV Troussier để lại. Zico dẫn dắt Nhật Bản bảo vệ thành công ngôi vô địch mà trước HLV Troussier đã làm được ở Asian Cup 2000. Lần đó Zico đưa Samurai vào chung kết gặp chủ nhà Trung Quốc ở Bắc Kinh và đánh bại 3-1.

+ Felix Sanchez: Tuyển Qatar không hay, nhưng chiến lược gia Tây Ban Nha đã đưa đội lên đỉnh châu Á năm 2019 tại UAE, giải đấu mà tuyển Việt Nam vào tứ kết và thua Nhật 0-1. Sanchez trước đó là bại tướng của HLV Park Hang-seo ở bán kết U-23 châu Á 2018 tại Thường Châu.

Dẫn tuyển Qatar thể hiện cực kỳ ấn tượng tại Asian Cup 2019 trên đất UAE, Qatar lúc đó bị “vây tứ bề” khi hai quốc gia UAE và Qatar có những bất đồng chính trị dẫn đến “cắt đứt ngoại giao”. Lần đó Qatar lên ngôi thật tuyệt vời khi đánh bại Nhật Bản 3-1 ở chung kết.

+ Philippe Troussier: Ngồi vào ghế HLV tuyển Nhật năm 1998. Ông cũng từng có cả chục năm chinh chiến ở châu Phi.

Asian Cup 2000, “Blue Sumarai” ghi 21 bàn trong sáu trận, trong đó Uzbekistan, Iraq, Saudi Arabia thua đậm Nhật. Cuối cùng Saudi Arabia tái đấu và thua Nhật trong trận chung kết tại Beirut. Lần đó Lebanon là chủ nhà VCK Asian Cup.

+ Jorvan Vieira: Asian Cup 2007, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đồng chủ nhà. Việt Nam vào tứ kết trong đó có trận đánh bại UAE 2-0. Tại tứ kết, Việt Nam phải sang Thái Lan thi đấu và thua Iraq 0-4. HLV người Brazil đưa Iraq vào chung kết gặp Saudi Arabia và đánh bại đối thủ 1-0 trong trận chung kết tại Bung Karno, Jakarta, Younis Mahmoud có hai danh hiệu vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Alberto Zaccheroni: Chiến lược gia Ý giúp Nhật Bản lên ngôi trở lại năm 2011, giải diễn ra tại Qatar. Lúc đó Zaccheroni dẫn AC Milan vô địch Serie A 1999 rồi ông chia tay sang Nhật làm HLV. Trận chung kết lần đó Nhật Bản đã đánh bại Úc 1-0 sau 120 phút. Độc đáo là người ghi bàn thắng vàng phút 109 cho Nhật Bản là cầu thủ mang hai dòng máu Nhật-Hàn, Lee Tadanari.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm