Israel sẽ bị kiện vì tấn công thường dân tại Gaza?

Israel sẵn sàng tấn công Hamas tại những khu đông dân cư

Lời cảnh báo này được đưa ra một ngày sau sự kiện Israel đánh sập một tòa nhà dân sự Al Zafer Tower cao 13 tầng tại dải Gaza, vào ngày 23-08. 

Israel cho đây là một trung tâm chỉ huy quân sự của Phong trào Hồi giáo Hamas. Đây cũng là kiến trúc lớn nhất mà Isreal từng phá hủy trong cuộc chiến tại Gaza.

Được biết, trước khi phá hủy tòa nhà, không quân Israel đã bắn một tên lửa cảnh cáo để dân cư di tản khỏi khu vực. Giới quan sát cho rằng đây là hành động trả đũa sự kiện một bé trai 4 tuổi miền Nam Israel thiệt mạng hôm 22-8 do pháo kích cả Hamas. Có khoảng 2 người chết và 17 người bị thương sau đợt tấn công.

Như để minh chứng, chỉ vài giờ sau lời kêu gọi của ông Netanyahu, 10 căn nhà đã bị phá hủy tại ngôi làng Khan Younis phía Nam Gaza với cùng cách thức không kích. Một trong số đó được Israel thông báo là nơi ở của một quan chức cấp cao của Hamas.

Có thể thấy, Isreal đã công khai ý định đẩy mạnh hoạt động quân sự của mình ngay tại những khu vực đông dân cư tại Gaza, bất chấp sự phản đối ngày càng tăng cao của cộng đồng quốc tế.

Một trong 12 cột khói được đưa ra minh chứng cho hành động không kích của Israel tại Gaza hồi 23-8 vừa qua. (Ảnh: Reuters)

Quan chức Palestine cho biết hơn 2.085 người, phần lớn là dân thường, đã bị giết hại kể từ khi Israel khởi động chiến dịch quân sự của mình hồi đầu tháng 7. Theo UNICEF, trong số những người thiệt mạng có đến hơn 480 nạn nhân là trẻ em.
Khả năng đưa ra tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh

Người phát ngôn của Hamas đã mô tả lời cảnh báo của ông Netanyahu là một bằng chứng rõ ràng về những “tội ác chiến tranh” mà phía Israel sẵn sàng thực hiện đối với dân thường tại Gaza. 

Đồng thời, lực lượng Hamas đã chính thức ủng hộ nỗ lực của chính quyền Palestine để tham gia vào Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC).

Việc Palestine được nâng cấp quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hồi năm 2012 đã giúp chủ thể này thỏa điều kiện tham gia vào ICC. 

Chính quyền Palestine hiện đang nỗ lực thuyết phục tất cả các đảng phái tại đây công khai ủng hộ hành động này. 

Một quyết định chính thức từ phía chính quyền Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas có thể sẽ sớm được tuyên bố.

Từ Cairo (Ai Cập), Moussa Abu Marzouk, một thủ lĩnh của Hamas tuyên bố phía họ đã ký kết một văn bản đồng thuận với chính quyền ủng hộ quyết định tham gia ICC. Mushir al-Masri, một quan chức khác của Hamas cho rằng: “Không có điều gì phải sợ hãi” và đây là “sự phản kháng chính đáng, phù hợp với tất cả những luật lệ và chuẩn mực quốc tế”.

Tuy nhiên, bản thân tổ chức Hamas cũng có khả năng đối mặt với các phán quyết bất lợi từ ICC. Việc Palestine tham gia vào ICC sẽ tạo cơ sở cho tổ chức này can thiệp vào xung đột tại dải Gaza. 

Hoạt động điều tra của ICC có quyền tiến hành đối với tất cả các bên, cả Israel và phía tổ chức Hamas. Và tổ chức Hồi giáo này cũng không phải hoàn toàn vô tội khi đã tiến hành phóng hàng ngàn quả đạn cối và tên lửa sang khu vực miền Nam Israel. 

Được biết chỉ trong ngày 24-08 vừa qua, Hamas đã bắn 117 quả đạn cối sang Israel, chỉ 9 trong số đó bị triệt hạ bởi hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của nước này. Trong một tuyên bố của Israel gửi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, chính quyền nước này cho rằng Hamas mới thật sự là kẻ có tội. Ông Netanyahu cho rằng Hamas đã “tấn công Israel, rồi nấp sau lưng dân thường … Đây là một tội ác kép … Hành động của Israel chỉ là hệ quả bắt buộc”.
Tòa án ICC chỉ được xem là phương án cuối cùng đối với các xung đột. Tổ chức này chỉ can thiệp khi một quốc gia không đồng ý hoặc không có khả năng tự tiến hành các cuộc điều tra về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm