Ông John McCain là thượng nghị sĩ bang Arziona và hiện là Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ. Báo Pháp luật TP sẽ liên tục đưa tin về những trao đổi giữa ông và sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (ĐH KHXHNV) - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
20 năm và những thành công không ai dám nghĩ đến
Mở đầu bài phát biểu của mình tại trường ĐHKHXHNV, ông McCain đánh giá rất cao những thành công mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được trong 20 năm qua trên nhiều lĩnh vực. Đó là những thành công ai dám nghĩ đến khi Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ.
Một trong những thành quả quan trọng nhất chính là hợp tác và phát triển kinh tế. Ông lấy ví dụ về việc xuất khẩu cà phê. Hai năm trước, không có người nào tại Hoa Kỳ biết đến cà phê Việt Nam. Thế nhưng giờ đây, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứu hai thế giới. Ông hóm hỉnh chia sẻ, “ngay chính bản thần tôi cũng sử dụng hạt cà phê Việt”.
Yếu tố then chốt nhất góp phần tạo nên những thành công đó, theo ông MCCain, chính là mối quan hệ thương mại mở cửa tự do giữa hai nước. Cũng chính vì thế, ông McCain tin rằng việc xây dựng thành công Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại nhiều thành công hơn nữa cho mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và toàn khu vực.
Đi ngược lại luật pháp quốc tế chỉ chuốc lấy hậu quả nghiêm trọng
Phát biểu về vấn đề Biển Đông, ông McCain khẳng định rằng: “Chúng tôi tôn trọng Trung Quốc, Chúng tôi tôn trọng sự phát triển, quyền lực và vị thế của Trung Quốc trên thế giới. Nhưng những điều mà Trung Quốc đang làm tại Biển Đông đã vi phạm luật pháp quốc tế. Hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không chỉ gây nên căng thẳng giữa khu vực, mà cả quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ”.
Ông cho rằng, không có quốc gia nào muốn đối đầu căng thẳng, đặc biệt là Việt Nam, nhưng việc đi ngược lại với luật pháp sẽ chỉ mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Ông khẳng định, Hoa Kỳ sẵn sàng chào đón Trung Quốc với vị thế là một cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, vị thế phải được xây dựng trên nền tảng của hợp tác, trách nhiệm và luật pháp quốc tế.