Lái xe không có lỗi khi gây tai nạn, có phải bồi thường thiệt hại không?

Hỏi:

Thưa luật sư, mình là tài xế chạy xe cấp cứu cơ sở tư nhân. Khi điều khiển xe đến đoạn qua lộ trên quốc lộ 1 xe mình có va quẹt với một người đàn ông say rượu qua lộ từ hướng ngược lại. Trên xe mình đang vận chuyển bệnh nhân đi cấp cứu. Mình có thành ý bồi thường một số tiền là 15 triệu đồng cho người đàn ông đó để được làm giấy bãi nại, lấy bằng lái ra tiếp tục đi làm.

Nhưng người đàn ông đó làm khó không đồng ý. Khi công an xã gọi lên để làm việc, người đàn ông đó lấy lý do chưa khỏe để không lên làm việc luôn. Hiện người đàn ông đó đang ở nhà và ăn uống bình thường. Bên phía công an giao thông họ cũng xác nhận tôi không có lỗi. Và đã cho chủ xe lấy xe ra. Nhưng tôi chưa lấy được giấy tờ và phải chờ tòa xử. Lương, thưởng của tôi khoảng 6 triệu đồng/tháng. Sự việc đã xảy ra hơn hai tháng rồi. Xin hỏi tôi có được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về quãng thời gian không thể đi làm cho đến khi lấy được giấy tờ ra đi làm lại do bị làm khó như vậy hay không.

Xin cảm ơn.

Trả lời:

Câu trả lời của bạn được trả lời như sau:

* Về cơ sở pháp lý:

- Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2005quy định riêng về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cụ thể: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

- Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì ngay cả khi không có lỗi nhưng chủ sở hữu xe vẫn phải bồi thường thiệt do đây là phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Đồng thời, theo hướng dẫn tại mục III Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, chủ sở hữu xe cơ giới là người trước tiên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Người thứ hai có trách nhiệm bồi thường là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới, cả khi người này không có lỗi.

Và trong mục III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao  tại thấy.

Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:

- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.

- Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp này của bạn, bạn là người được thuê để lái xe và không phải chủ sở hữu nên bạn không phải bồi thường ngay cả khi bạn có lỗi gây tai nạn mà chủ sở hữu xe đó mới phải bồi thường thiệt hại.

Còn về việc bạn bị tạm giữ giấy phép lái xe để chờ xét xử gây ảnh hưởng tới mức lương của bạn thì công ty nơi bạn được thuê lái xe chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp bạn không có lỗi gây ra tai nạn thì công ty nơi bạn làm việc sẽ kiện và yêu cầu người lái xe mô tô gây tai nạn yêu cầu phải bồi thường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm