Theo đó, hành vi chở quá tải và giao xe cho người khác chở quá tải sẽ bị phạt nặng, cụ thể:
Phạt tiền từ 14 đến 16 triệu đồng đối với một trong các hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Phạt tiền từ 28 đến 32 triệu đồng đối với cá nhân, từ 56 triệu đến 64 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô khi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định trên hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm này.
Mức phạt cao nhất chở quá tải trên 150% theo giấy chứng nhận đăng kiểm, chủ xe là cá nhân sẽ bị phạt 18-20 triệu đồng; Chủ xe là tổ chức bị phạt 36-40 triệu đồng, lái xe bị phạt 8-12 triệu đồng. Hành vi chở quá tải cầu đường, chủ xe là cá nhân bị phạt 28-32 triệu đồng, chủ xe là tổ chức bị phạt 56-64 triệu đồng, lái xe bị phạt 14-16 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng GPLX 3-5 tháng |
Theo Nghị định 46, rất nhiều hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng.
Cụ thể, phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 30 đến 40 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi xây dựng nhà ở, công trình kiên cố trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.
Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 30 đến 40 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không theo đúng thiết kế đã được duyệt.
Phạt đến 8 triệu đồng đối với cá nhân, 16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô có hành vi tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe hoặc tự ý lắp thêm, tháo bớt ghế, giường nằm (đối với xe chở khách) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;
Cải tạo các ô tô khác thành ô tô chở khách…