Những âm thanh có tần số 37,5 kHz (gần như trùng khớp với tần số sóng phát ra từ hộp đen máy bay) kéo dài khoảng 15 phút trước khi biến mất. Năm tiếng đồng hồ sau, những tín hiệu này lại xuất hiện trở lại trong phạm vi khoảng 3 km cách điểm phát hiện đầu tiên. Lần này sóng âm chỉ kéo dài 90 giây.
Thiết bị dò sóng siêu âm của hải quân Australia. Ảnh: Mirror
Sáng nay (6-4), phía Trung Quốc vẫn chưa có thông tin xác định tín hiệu mà tàu tuần tra của họ bắt được hôm qua chính là của máy bay Malaysia Airlines mất tích.
Các đội tìm kiếm vẫn đang nỗ lực dù thời gian còn lại không nhiều. Ảnh: Mirror
Trong một diễn biến khác, đại diện Hệ thống giao thông hàng không cấp cao (AAT) nhận định hãng động cơ Rolls-Royce và tập đoàn chế tạo máy bay Boeing nên có vai trò tích cực hơn trong việc điều tra nguyên nhân của sự cố này, thay vì để Malaysia Airlines một mình đối mặt.
Theo hãng tin Mirror, chủ tịch AAT, ông Datuk Zolkipli Abdul, nói: “Hãng Rolls-Royce là đơn vị sản xuất động cơ cho máy bay Boeing, thế nhưng cho đến giờ họ vẫn chưa một lần lên tiếng. Để điều tra nguyên nhân vụ việc và tìm ra chiếc máy bay mất tích, hai công ty này không thể đứng ngoài cuộc”.
Tàu tìm kiếm Australia trên Ấn Độ Dương. Ảnh: Mirror
Ông Abdul cho biết đã có yêu cầu gửi đến hai tập đoàn trên để yêu cầu phối hợp cùng nhóm điều tra an ninh hàng không Hoa Kỳ. Với tư cách là những nhà sản xuất trực tiếp máy bay Boeing 777-200ER, hãng Boeing và Rolls-Royce phải có đầy đủ năng lực kỹ thuật để đóng góp đáng kể cho cuộc tìm kiếm.
Máy bay Trung Quốc . Ảnh: Mirror
“Khó có thể chấp nhận việc một động cơ đáng giá 500 triệu RM (tương đương 3000 tỉ đồng Việt Nam, 142 triệu USD) lại không trang bị thiết bị ghi nhận hành trình bay hay thông số hoạt động của động cơ về trung tâm”.
Malaysia Airlines đã trả không ít tiền cho cả Boeing lẫn Rolls-Royce, thế nhưng khi xảy ra sự cố thì hai hãng này lại…im thin thít.
Phương Dung