Các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm Nhật Bản, Brunei, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Úc, New Zealand, Canada, Mexico, Chile, Peru và Mỹ. Tổng cộng chiếm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu.
Trong hôm nay (28-07), bộ trưởng thương mại của các nước sẽ tham gia các cuộc thương thuyết trong một nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng.
Mỹ và 11 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương bắt đầu đàm phán TTP (ảnh: Sputnik)
Nếu hoàn tất, TPP sẽ cắt giảm thuế quan và những rào cản thương mại giữa các nước thành viên, điều mà những người ủng hộ thỏa thuận nói rằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
"Chúng tôi đã đạt những tiến bộ đáng kể trong việc thu hẹp các vấn đề còn tồn đọng, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc hơn nữa để giải quyết các vấn đề cụ thể song phương", Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết hồi đầu tháng bảy.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại từ 12 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Mexico và Canada vừa gặp nhau hồi cuối tháng 5 năm nay.
Thỏa thuận TPP nhằm hướng tới việc đảm bảo các thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác(bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Theo dự kiến tổng cộng sẽ chiếm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu.
Trong số các quốc gia tham gia đàm phán TPP, 53% người dân nói thỏa thuận này sẽ tốt cho đất nước của họ, trong khi 23% nghĩ rằng nó sẽ mang lại kết quả xấu, theo một cuộc điều tra ý kiến từ Trung tâm nghiên cứu Pew công bố hôm 21-07-2015.
Mỹ và Malaysia cho thấy sự ủng hộ ít nhất với chỉ 38% công dân ủng hộ thỏa thuận TPP. Tuy nhiền chính quyền Obama lập luận rằng những giao dịch thương mại mới sẽ cho phép Washington hình thành nền kinh tế quốc tế có lợi cho Mỹ.
Cuộc đàm phán giữa bộ trưởng thương mại 12 nước lần này dự kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 31-07-2015.