Mỹ vẫn 'đau đầu' về những vấn đề trên bán đảo Triều Tiên

Theo hãng tin AP, điều khó nhất trong những vấn đề này và được cho là có thể gây ra những hậu quả lâu dài nhất là việc Bình Nhưỡng liên tục từ chối tái khởi động các cuộc đàm phán với Washington về việc loại bỏ vũ khí hạt nhân.

Trả lời phỏng vấn báo chí hôm 21-11 tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, Bộ trưởng Esper nói rằng ông đã thất vọng vì phản ứng không mấy tích cực từ Triều Tiên nhưng khẳng định Mỹ "luôn để ngỏ cánh cửa cho hòa bình và ngoại giao”.

Mặc dù không đóng vai trò trực tiếp trong ngoại giao hạt nhân với Triều Tiên nhưng ông Esper tin rằng việc Mỹ hoãn tập trận chung với Hàn Quốc có thể giúp Triều Tiên "nhìn nhận" và quay lại bàn đàm phán, theo AP.

Ông Kim Yong-chol - một quan chức cấp cao của Triều Tiên, tuyên bố Mỹ phải loại bỏ hoàn toàn các cuộc tập trận quân sự và từ bỏ “thái độ thù địch” với nước này nếu muốn nối lại đàm phán hạt nhân.

Theo AP, Triều Tiên đã yêu cầu Mỹ đến cuối năm nay phải đưa ra một cách tiếp cận mà hai bên có thể chấp nhận được thì mới có thể nối lại các cuộc đàm phán về việc loại bỏ vũ khí hạt nhân.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (phải). Ảnh: AP

Ngoài ra, một vấn đề làm phức tạp thêm tình hình là quan hệ giữa Seoul và Washington.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump yêu cầu tăng gấp năm lần chi phí mà Seoul phải trả để triển khai quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Trong khi đó, phía Seoul cho rằng Washington đang đưa ra yêu cầu vô lý với việc yêu cầu thanh toán khoản tiền lên tới hàng tỉ USD.

Bộ trưởng Esper hôm 21-11 cũng bác bỏ các báo cáo nói rằng Mỹ đang đe dọa rút quân một phần nếu Seoul không thanh toán chi phí trên.

“Chúng tôi không đe dọa các đồng minh của mình về vấn đề này” - ông Esper khẳng định.

Rạn nứt thứ ba đó là một mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản - cả hai đồng minh theo Hiệp ước quốc phòng của Mỹ. Seoul nói rằng trong tuần này sẽ rút thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo, bất chấp lời kêu gọi của Mỹ nên tìm cách giải quyết bất đồng.

Trước đó, ông Esper nói với các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc rằng tranh chấp của họ chỉ mang lại lợi ích cho Triều Tiên và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo AP, lời nói của ông Esper dường như không tạo được chuyển biến gì.

Mỹ xem xét rút 4.000 quân khỏi Hàn Quốc?
Mỹ xem xét rút 4.000 quân khỏi Hàn Quốc?
(PLO)- Nhật báo Chosun Ilbo dẫn nhận định của một nguồn tin ngoại giao Washington rằng Mỹ có thể sẽ rút một lữ đoàn (tương đương 4.000 quân) khỏi Hàn Quốc nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận mới về việc chia sẻ gánh nặng chi tiêu cho lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm