Nga bác tin đồn sẽ thử vũ khí hạt nhân, nói cam kết hoàn toàn với nguyên tắc hạt nhân của LHQ

(PLO)- Nga bác bỏ tin đồn liên quan đến vũ khí hạt nhân từ báo chí phương Tây, khẳng định sẽ tuân thủ nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về hạt nhân.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 4-10, Điện Kremlin bác bỏ tin đồn liên quan đến vũ khí hạt nhân sau khi báo chí phương Tây đưa tin rằng Nga có thể sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột với Ukraine, theo hãng tin Reuters.

Ngày 3-10, tờ The Times (Anh) đưa tin rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cảnh báo các thành viên rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ cho thấy Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân bằng cách thực hiện một vụ thử hạt nhân ở biên giới Ukraine.

Tờ báo có trụ sở tại London cũng cho biết Nga đã di chuyển một đoàn tàu có liên quan đến một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Nga hướng về biên giới Ukraine.

Ngày 4-10, một quan chức NATO cho biết NATO không quan sát thấy những thay đổi trong tư thế hạt nhân của Nga, nhưng sẽ cảnh giác về vấn đề này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với những người đứng đầu cơ quan an ninh và tình báo qua video ở Moscow ngày 29-9. Ảnh: SPUTNIK

Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với những người đứng đầu cơ quan an ninh và tình báo qua video ở Moscow ngày 29-9. Ảnh: SPUTNIK

Khi được hỏi về bài viết của The Times, phát ngôn viên Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho biết Nga không muốn tham gia vào “luận điệu hạt nhân” của phương Tây.

“Các phương tiện truyền thông phương Tây, các chính trị gia phương Tây và các nguyên thủ quốc gia đang đồn thổi về hoạt động hạt nhân của Nga. Chúng tôi không muốn tham gia vào luận điệu này” - ông Peskov nói.

Trước đó, ngày 2-10, tờ La Repubblica của Ý đưa tin NATO đã gửi cho các nước thành viên một báo cáo tình báo về hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Belgorod của Nga.

“Tàu ngầm này hiện đã quay trở lại vào vùng biển Bắc Cực làm dấy lên lo ngại rằng tàu nó sẽ thử nghiệm siêu ngư lôi Poseidon lần đầu tiên. Siêu ngư lôi Poseidon thường được gọi là ‘vũ khí của ngày tận thế’” - tờ La Repubblica cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Ý từ chối bình luận về thông tin nói trên.

Trong khi đó, khi được hỏi liệu Anh sẽ phản ứng như thế nào nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, Ngoại trưởng Anh James Cleverly mới đây nói rằng Anh “sẽ có phản ứng” nhưng không nêu chi tiết.

Mới đây, ngày 4-10, người đứng đầu Cục Kiểm soát và Không phổ biến hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga - ông Vladimir Yermakov đã khẳng định với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) rằng cuộc chiến giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân không bao giờ được xảy ra, theo đài RT.

Ông Yermakov nói: “Chúng tôi tin rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là duy trì sự tuân thủ của tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đối với nguyên tắc không có chiến tranh hạt nhân giữa các quốc gia này. Nga hoàn toàn cam kết với nguyên tắc này”.

Phát biểu của ông Yermakov làm rõ quan điểm của Điện Kremlin rằng Moscow sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân dựa trên học thuyết hạt nhân của nước này. Theo đó, Nga có thể sử dụng kho vũ khí hạt nhân để tự vệ trước vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc vũ khí thông thường “đe dọa đến sự tồn vong của Nga”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

FBI phát hiện âm mưu ám sát ông Trump

FBI phát hiện âm mưu ám sát ông Trump

(PLO)- Đối tượng Nikita Casap, 17 tuổi, bị cáo buộc giết hại mẹ ruột và cha dượng nhằm chiếm đoạt tiền để mua vũ khí chuẩn bị ám sát ông Trump và tấn công khủng bố.

Nga xác nhận bắn hạ tiêm kích F-16 của Ukraine

Nga xác nhận bắn hạ tiêm kích F-16 của Ukraine

(PLO)- Nga xác nhận bắn hạ tiêm kích F-16 và theo nguồn tin phía Ukraine thì vũ khí khả năng là tên lửa phòng không dẫn đường được dùng cho tổ hợp S-400 hoặc tên lửa không đối không R-37.

Điện Kremlin cập nhật tình trạng quan hệ Nga-Mỹ

Điện Kremlin cập nhật tình trạng quan hệ Nga-Mỹ

(PLO)- Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho rằng việc khôi phục quan hệ Nga-Mỹ là “việc rất phức tạp, đòi hỏi những nỗ lực rất mạnh mẽ về ngoại giao và các mặt khác”.

Năng lực sản xuất vũ khí của Ukraine đang ở đâu sau 3 năm chiến sự?

Năng lực sản xuất vũ khí của Ukraine đang ở đâu sau 3 năm chiến sự?

(PLO)- Nếu chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài thì áp lực về vũ khí sẽ ngày một lớn đối với Kiev. Ukraine có thể sẽ phải cần một nỗ lực hỗ trợ lớn hơn đáng kể, với sự tham gia của toàn bộ châu Âu để có thể tiếp tục duy trì năng lực sản xuất vũ khí trong cuộc chiến kéo dài này.