Nghiêm cấm mua chuộc, hối lộ cảnh sát cơ động

(PLO)- Luật nghiêm cấm hành vi mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) năm 2022 có hiệu lực kể từ 1-1-2023. Bộ Công an đánh giá, Luật CSCĐ là cơ sở pháp lý quan trọng, vững chắc để CSCĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước.

Luật CSCĐ là cơ sở pháp lý quan trọng, vững chắc để CSCĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ảnh minh họa: TTXVN

Luật CSCĐ là cơ sở pháp lý quan trọng, vững chắc để CSCĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ảnh minh họa: TTXVN

5 nhóm hành vi bị nghiêm cấm

Điều 8 của luật quy định năm nhóm hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

1. Chống đối, cản trở hoạt động của CSCĐ; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ CSCĐ, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ CSCĐ trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ.

2. Chiếm đoạt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tàng trữ, sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSCĐ.

3. Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ CSCĐ làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Giả danh cán bộ, chiến sĩ CSCĐ; giả mạo phương tiện, làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, phù hiệu, con dấu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của CSCĐ.

5. Cán bộ, chiến sĩ CSCĐ lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

7 nhóm quyền hạn

Điều 10 của luật quy định bảy nhóm quyền hạn của CSCĐ:

1. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định.

2. Được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ;

- Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

- Sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho CSCĐ để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.

3. Ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định.

6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân theo quy định để chống khủng bố, giải cứu con tin.

7. Các quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm