Khác với những công trình bên cạnh, kiến trúc sư đã thiết kế xoay ngôi nhà về một góc nhất định, giúp tạo ra một khoảng sân. Khoảng sân này trở thành không gian đệm kết nối với khoảng không đô thị. |
Nhà ở Vạn Phúc nằm trên một vị trí đặc biệt, có vỉa hè rộng rãi và được thừa hưởng những khoảng không lớn từ Đại Sứ Quán Nhật bên cạnh, thuộc phố Vạn Phúc, Ba Đình, TP Hà Nội. |
Kiến trúc sư cho biết, tổng diện tích sàn nhà là 250 m² gồm 2,5 tầng. Ngôi nhà là một cấu trúc vượt nhịp lớn trải dài 12 m với hai vách bê tông chịu lực hai bên. Kiến trúc sư tận dụng tối đa lợi thế chiều rộng khu đất. |
Toàn bộ dự án xoay quanh sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, giữa truyền thống và hiện đại và tìm ra một không gian tĩnh lặng trong lòng đô thị. |
Hệ chớp trở thành một lớp rèm trong suốt, giải phóng tầm nhìn ra khoảng không rộng lớn trước mặt, đây là một điều hiếm thấy ở một ngôi nhà mặt phố. |
Bếp và bàn ăn đón nắng tự nhiên thông qua lớp cửa chớp đặc biệt. |
Màu gỗ đậm, ngôn ngữ cửa chớp, những loài cây địa phương như tầm xuân, hồng bạch, hoa nhài và cỏ dại đều là những mong muốn của một gia đình yêu vẻ đẹp truyền thống Việt Nam. |
Ngôi nhà chạy dài nằm dưới tán cây gần gũi và thân quen, nó giống như khung cảnh của những ngôi nhà truyền thống Việt Nam. |
Việc sử dụng bê tông thô mộc với ván khuôn bằng gỗ đòi hỏi kĩ thuật thi công phức tạp và chất lượng gỗ tốt. |
Từ đó, cách thiết kế của kiến trúc sư đem lại cho ngôi nhà một vẻ đẹp tĩnh lặng và nhuốm màu thời gian. |
Cầu thang dẫn lên tầng lầu lấy sáng từ việc thiết kế giếng trời. |
Ngôi nhà như đang nép mình sau những tán cây, tạo ra một bầu không khí riêng tư hoàn toàn đối lập với bối cảnh hoạt động dịch vụ tấp nập xung quanh. |
Ngôi nhà là không gian gia đình chủ nhà gắn bó và nghỉ ngơi ngoài giờ làm việc. |
Mặt bằng tầng một |
Mặt bằng tầng hai |
Mặt bằng tầng ba |
Mặt bằng mái |