Anh dẫn chứng ngay về chức vô địch giải giao hữu của tuyển U-19 VN sau trận chung kết thắng Thái Lan, nếu là người Nhật sẽ “quên” ngay tức khắc.
Vì lứa tuổi quá trẻ như U-17 U-19 mới có chút thành tích mà được tâng bốc quá mức dễ khiến các em đánh mất mình ngay. Các nhà làm bóng đá Nhật cho rằng cầu thủ trẻ sống trong vầng hào quang, không phấn đấu và tự hài lòng với chính mình là hỏng.
Người này kể khi anh xem đội trẻ Nhật thi đấu, cảm thấy ấn tượng với một cầu thủ đá rất hay đã xin đến chụp ảnh chung với “ngôi sao”. Ngay lập tức, một thành viên của ban huấn luyện đội Nhật đến can ngăn. Vị HLV đưa ra một đề nghị là nếu muốn chụp ảnh với “ngôi sao” của họ thì trước tiên phải xin chụp ảnh với các cầu thủ… dự bị. Điều này sẽ giúp san lấp khoảng cách giữa chính họ. Nó không gây cảm giác tủi thân cho cầu thủ dự bị, trong khi cầu thủ giỏi cũng không bị nhiễm bệnh ngôi sao.
Cầu thủ trẻ Indonesia vừa vô địch U-22 Đông Nam Á đã thua sấp mặt ở vòng loại U-23 châu Á. Ảnh: NGỌC DUNG
Khi một đội trẻ Nhật vô địch, thái độ của ban huấn luyện hết sức bình thường. Những cuộc họp sau đó của đội không mang tính chất “tự sướng” mà thường tìm ra các điểm yếu để khắc phục, không ngủ quên trên chiến thắng, không khen ngợi cá nhân nào vì đấy là thành tích chung.
Chìa khóa thành công của các đội trẻ Nhật rất đơn giản là không ngừng học hỏi, miệt mài phấn đấu và chinh phục đỉnh cao trong khả năng của mình. Người lớn Nhật không bao giờ cho phép cầu thủ trẻ tự mãn sau một chiến thắng.
Chuyện của người Nhật khác với kiểu của U-22 Indonesia sau chức vô địch U-22 Đông Nam Á hồi tháng trước ở Campuchia, khi về nước được diễu hành khắp thủ đô Jakarta trên xe buýt mui trần. Người hâm mộ bóng đá Indonesia mở tiệc ăn mừng ầm ĩ…, cho đến vòng loại U-23 châu Á vừa diễn ra tại Mỹ Đình đã thua mất mặt.