Nhà bình yên của nạn nhân bạo lực gia đình, mua bán người

Ngày 12-3, tại Cần Thơ, UN WOMEN và Chính Phủ Úc đã bàn giao trang thiết bị cho Nhà bình yên và các dịch vụ xã hội hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD).

Bà Ngô Thị Tuyết Em, Phó giám đốc Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho biết Trung tâm được thành lập từ năm 2016 với chức năng nâng cao năng lực toàn diện cho phụ nữ trong đó có các hoạt động hỗ trợ cho nhóm phụ nữ yếu thế tại ĐBSCL.

Tháng 2-2108, đề án Thành lập Nhà Bình Yên được xây dựng và thành lập với nhằm hỗ trợ kịp thời, khẩn cấp và toàn diện nhất đối với nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình và mua bán người. Qua đó, giúp phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tạo điều kiện để tái hòa nhập an toàn và bền vững thông qua các dịch vụ hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng và pháp lý.

Bà Ngô Thị Tuyết Em, Phó giám đốc Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: HD

Thông qua đường dây nóng 1900969680, sau gần ba năm thành lập Nhà bình yên đã tham vấn 170 lượt thân chủ, tiếp nhận hỗ trợ 35 trường hợp người tạm trú, trong đó 23 trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình, 3 xâm hại và 8 nạn nhân bị mua bán.

Chỉ tính riêng từ tháng 4-2020 đến nay, do ảnh hưởng của COVID-19, Nhà bình yên Cần Thơ tiếp nhận 14/35 trường hợp, tham vấn qua đường dây nóng 09/170 lượt (số lượng người tạm trú và điện thoại qua đường dây nóng tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019).

“Mặc dù còn khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính nhưng Nhà bình yên vẫn cố gắng khắc phục khó khăn để hỗ trợ cho tất cả phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình, mua bán người tìm đến hoặc được chuyển gửi tới tạm trú.

Tại nhà bình yên, các nạn nhân không chỉ được hỗ trợ nơi ăn ở an toàn mà còn được tham vấn tâm lý, năng cao kiến thức và kỹ năng sống, cung cấp kiến thức liên quan đến việc nâng cao quyền và giá trị của bản thân như quyền phụ nữ, trẻ em, di cư an toàn, bạo lực gia đình. Để đảm bảo giải quyết hiệu quả vấn đề của thân chủ, tất cả các hoạt động hỗ trợ đều mang tính chất liên ngành, có sự kết nối giữa ban ngành, địa phương và người bình yên”, bà Tuyết Em thông tin.

Đa phần người tạm trú sau khi rời Nhà bình yên hồi gia đều hài lòng về những dịch vụ Nhà bình yên cung cấp, họ tự tin hơn, thấy được giá trị của bản thân và đặc biệt chủ động trong vấn đề tài chính với những kỹ năng và các mạng lưới kết nối nâng cao khả năng kinh tế của mình.

Là một trong những người từng tạm trú tại Nhà bình yên, chị VTD chia sẻ: “Có Nhà mới có tôi tự tin như ngày hôm nay. Tôi trước đây bị chồng bạo lực nhiều năm liền. Nhờ có sự giới thiệu của công an tôi đã đến nương náo tại Nhà. Tại đây tôi được hỗ trợ ăn uống, đảm bảo an toàn, mà còn được tham vấn tâm lý và bổ sung các kiến thức gia đình và hỗ trợ ly hôn… Qua 6 tháng tạm trú tại Nhà tôi đã như đã hồi gia, hòa nhập cộng đồng và một công việc ổn định. Có Nhà mới có tôi tự tin. Xin cảm ơn tất cả các thành viên của Nhà”.

Các trang thiết bị do tổ chức UN WOMEN và Chính Phủ Úc trang bị cho Nhà bình yên. Ảnh: HD

Thời gian cao điểm, NBY tiếp nhận và hỗ trợ cho chín người tạm trú trong khi cơ sở vật chất hiện tại chỉ có thể cung cấp dịch vụ cho bảy người. Ảnh: HD

Tiếp nhận trang thiết bị, thay mặt Trung tâm bà Tuyết Em gửi lời cảm ơn UN WOMEN và Chính Phủ Úc đã hỗ trợ. Đồng thời bà Tuyết Em mong muốn mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức tổ để NBY từng bước hoàn thiện hơn nữa cơ sở vật chất như hỗ trợ thiết kế, trang bị phòng tham vấn, phòng trị liệu thân thiện, chuyên nghiệp có thể giúp đỡ cho nhiều phụ nữ và trẻ em không may hơn là nạn nhân của bạo lực, xâm hại và mua bán người.

Không đơn độc
Không đơn độc
Vụ án chồng đánh đập dã man, bắt vợ xem clip sex cuối cùng cũng đã có hồi kết. “Dù xét xử thế nào thì phải đưa nhau ra tòa thế này cũng là đau đớn”. Nạn nhân Lê Thị Lý nói trong nước mắt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm