Nhà giáo ưu tú-PGS-TS Trần Hữu Tá với người ở lại

(PLO)- Nhà giáo ưu tú-PGS-TS Trần Hữu Tá đã dành hơn nửa cuộc đời dạy, nghiên cứu, phê bình văn học. Thầy đã đào tạo nên nhiều lớp học trò thành danh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thầy Trần Hữu Tá qua đời vào tối 27-11, hưởng thọ 87 tuổi (1936-2022). Có thể nói những ai theo nghề giảng dạy và học văn tại TP.HCM đều ít nhất một lần được thầy Trần Hữu Tá giảng dạy và hướng dẫn. Thậm chí có gia đình đã được ông giảng dạy từ cha đến con như gia đình của nhà báo Nguyễn Hồng Lam.

Người thầy tận tụy, gần gũi

Nhà giáo ưu tú-PGS-TS Trần Hữu Tá. Ảnh: Khoavanhoc

Nhà giáo ưu tú-PGS-TS Trần Hữu Tá. Ảnh: Khoavanhoc

Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM khi đến viếng thầy, nhà báo Nguyễn Hồng Lam cho biết bản thân biết đến thầy Tá nhờ bộ Từ điển Văn học, hai tập, in từ năm 1997 mà cô giáo cho mượn khi còn học THPT. “Vào ĐH Tổng hợp TP.HCM, rồi học lên cao học, tôi đều may mắn được học thầy một số học phần. Trước tôi hai năm, anh trai của tôi đã là học trò của thầy bên ĐH Sư phạm. Nhưng trong nhà, bố tôi mới là người đầu tiên được học thầy, ở miền Bắc, từ năm 1958.

Thỉnh thoảng anh em chúng tôi về thăm nhà, bố tôi lại nhắc: “Thầy Trần Hữu Tá có khỏe không? Có dịp cho bố hỏi thăm thầy!”. Rồi cũng có dịp thật. Tôi đã đưa bố mình đến chào thầy, cũng ở trong khu tập thể sư phạm, đường Nguyễn Văn Cừ. Học trò già ôm lấy vai ông thầy già hơn (thầy lớn hơn học trò chỉ 3-4 tuổi), thầy thì cứ nắm tay học trò lắc lắc mà chảy nước mắt, dù tên trò, thầy chưa chắc đã nhớ ra. Còn tôi hậu sinh thì lùi ra sau, khoanh tay chờ sẵn, lỡ ra cả hai cụ già vì gặp gỡ xúc động mà trượt chân” - nhà báo Nguyễn Hồng Lam cho hay.

Cô giáo Đặng Thị Huy Lam, tổ trưởng bộ môn ngữ văn của Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM), cho biết với riêng cô thì sự ân cần, chu đáo và mẫu mực là điều mà cô nhớ nhất về người thầy của mình. Đó là vào năm 2002, cô Lam công tác tại Trường CĐ Sư phạm Bình Thuận, vào TP.HCM học lên cao học. Cô quyết định chọn thầy Trần Hữu Tá làm thầy hướng dẫn cho mình với đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân”.

Thầy Trần Hữu Tá tại buổi bảo vệ luận văn của cô Đặng Thị Huy Lam. Ảnh: NVCC

Thầy Trần Hữu Tá tại buổi bảo vệ luận văn của cô Đặng Thị Huy Lam. Ảnh: NVCC

“Lúc đó tôi là giáo viên ở tỉnh, rất sợ khi tìm người hướng dẫn, được thầy nhận lời, tôi rất mừng. Lần đầu tiên tôi gặp thầy, giọng của thầy ấm áp và rất gần gũi. Và mỗi khi tôi từ Bình Thuận vào, thầy chu đáo và tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tích cực trong quá trình tôi làm luận văn” - cô Lam nhớ lại.

Từ Đồng Nai lên TP.HCM để viếng người thầy đáng kính, cô Trịnh Thị Châu Thưởng, giáo viên dạy môn ngữ văn Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai (đã nghỉ hưu), xúc động chia sẻ: “Thầy dạy chúng tôi năm thứ tư tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với hai chuyên đề Tố Hữu và Tô Hoài. Nhưng tôi may mắn được thầy hướng dẫn luận văn tốt nghiệp về đề tài nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tôi luôn nhớ mãi thầy là người tận tình và vô cùng nhân hậu”.

Người thầy tâm huyết và thấu hiểu

PGS-TS Trần Hữu Tá còn là một nhà phê bình lý luận văn học đã khiến nhiều thế hệ học trò, đồng nghiệp kính nể bởi sự uyên bác. Không chỉ vậy, thầy còn lắng nghe, đón nhận những góp ý của học trò cũng như đồng nghiệp.

Nói về điều này, cô Lam chia sẻ: “Khi làm luận văn thạc sĩ với thầy, có một kỷ niệm mà tôi luôn nhớ đó là thầy nói có một tác phẩm của Kim Lân là cô Vịa bị mất mà không tìm được, thầy dặn tôi hãy cố gắng tìm lại tác phẩm này.

Năm 2005, nhờ động viên của Thầy Tá, tôi đã tìm ra truyện ngắn cô Vịa của Kim Lân - tác phẩm mà trước đó cả 2 lần in tuyển tập Kim Lân đều không có. Thầy rất thích và đã viết một bài trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay để tặng sinh nhật của nhà văn Kim Lân”.

Riêng với cô Châu Thưởng, kỷ niệm đẹp về thầy Trần Hữu Tá là một người luôn thấu hiểu và nhớ đến học trò cũ. “Sự ra đi của thầy là một mất mát lớn cho ngành giáo dục. Sinh thời thầy là một nhà nghiên cứu, một nhà giáo cho nên sự nghiên cứu, giảng dạy của thầy có ảnh hưởng rất sâu rộng đối với sinh viên, thầy cô giáo. Thầy ra đi là để lại một khoảng trống” - cô Châu Thưởng nhận định.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Trải nghiệm xem tranh Van Gogh đầy choáng ngợp trong không gian 720 độ

Trải nghiệm xem tranh Van Gogh đầy choáng ngợp trong không gian 720 độ

(PLO)- Triển lãm nghệ thuật tương tác đa giác quan Van Gogh đầu tiên tại Việt Nam đã chinh phục hàng chục nghìn lượt khách tham quan trong nước và quốc tế. Sức hút mạnh mẽ của triển lãm vẫn được duy trì trong thời gian qua nhờ chuỗi trải nghiệm nghệ thuật đa điểm chạm kết hợp công nghệ độc đáo, trong đó nổi bật là phiên bản nâng cấp Van Gogh Immersive 720.

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

(PLO)- Những tuần làm việc đầu năm, nhiều người trẻ đối mặt với hội chứng “căng thẳng sau mùa lễ hội” bởi dư âm của kỳ nghỉ Tết và du xuân còn đọng lại, cộng với áp lực công việc, cuộc sống khiến không ít người lo lắng, căng thẳng mệt mỏi.

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

(PLO)- Vừa qua, Công ty Cổ phần Du Lịch Thương Mại & Xây Dựng Trân Châu (thành viên Tập đoàn KN Holdings) đã tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu cà phê TACERLA COFFEE và khai trương nhà rang xay cà phê tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng Trân Châu Beach & Resort tọa lạc tại TT. Phước Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

(PLO)- Chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.