Nhật Bản vẫn là thị trường thu hút lao động Việt Nam

(PLO)- Các công ty xuất khẩu lao động đánh giá Nhật Bản vẫn là thị trường thu hút lao động từ Việt Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thay vì tập trung tuyển thực tập sinh (TTS) từ Việt Nam, thời gian qua, các nghiệp đoàn Nhật Bản chuyển hướng tuyển TTS từ Indonesia.

Số liệu thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước cho thấy 9 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hơn 111.500 lao động, trong đó thị trường Nhật Bản có 55.690 lao động, kế đến là thị trường Đài Loan với 46.166 lao động.

Các công ty xuất khẩu lao động đánh giá Nhật Bản vẫn là thị trường thu hút lao động từ Việt Nam, do lao động Việt Nam chăm chỉ, chịu khó học tập và trải qua khóa học tiếng Nhật kéo dài từ 5-7 tháng, đủ giao tiếp căn bản.

phong-van-lao-dong-sang-nhat-lam-viec.jpg
Thực tập sinh tham gia phỏng vấn trước khi xuất ngoại sang Nhật Bản làm việc. Ảnh: Lotus Ocean

Các nhà tuyển dụng nhìn nhận việc các nghiệp đoàn Nhật Bản đã mở rộng tuyển TTS từ Indonesia với số lượng lớn ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng trong nước.

Các chuyên gia đánh giá Indonesia có nguồn lao động trẻ, dồi dào top đầu Đông Nam Á. Bên cạnh đó, lao động trẻ Indonesia khủng hoảng việc làm sau đại dịch Covid-19, sẵn sàng tìm đường xuất khẩu lao động.

Đối với Việt Nam, bên cạnh chi phí dịch vụ, lương tối thiểu tăng hàng năm cũng tác động đến việc định hướng xuất ngoại đi các nước làm việc lực lượng thanh niên.

Anh Quang Thế, có hơn năm làm việc tại Nhật Bản, chia sẻ TTS chắt bóp chi tiêu, sinh hoạt, tích lũy vì thế teo lại. "Gia đình có việc cấp bách mới dè xẻn gửi về. Bình quân mỗi tháng thu nhập giảm 8-10 triệu đồng so các năm trước', anh Thế cho biết.

Các chuyên gia việc làm, tiền lương đánh giá trong nhóm G7 (7 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới) Nhật Bản là quốc gia trả lương thấp đối với lao động nước ngoài. Chính sách lương thấp trong nhiều năm khiến lao động các nước tìm đường sang các nước trong nhóm G7 để nhận lương cao hơn.

Ngoài lý do lương thấp, tỉ giá đồng Yên mất giá so với USD, khiến người lao động tính toán lại định hướng xuất ngoại do thời gian tích lũy để đủ bù đắp chi phí trước khi xuất cảnh kéo dài hơn.

Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Yoko Kamikawa tại Việt Nam, phát biểu: Lao động Nhật đối diện với vấn đề dân số già, khan hiếm lao động, Chính phủ Nhật Bản đang đánh giá lại cách thu hút thêm lao động chất lượng cao và cân nhắc việc tạo thuận lợi hơn cho người Việt Nam.

Chính phủ Nhật Bản tiếp tục thu hút lao động chất lượng cao, mở rộng lĩnh vực chuyên môn và cải thiện điều kiện tốt hơn.

Lao động Việt Nam trong nhiều năm liền dẫn đầu lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Hiện lao động Việt Nam chiếm hơn 50% lao động nước ngoài làm việc tại Nhật, với hơn 350.000 lao động.

Theo thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, bình quân mỗi năm có khoảng 110.000 lao động ra nước ngoài làm việc, trong đó thị trường Nhật chiếm gần 50%. Cả nước có gần 470 công ty hoạt động về lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm