Các thuốc này có thể là thuốc OTC (không cần đơn của bác sĩ) hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên nhãn của từng loại thuốc thường có ghi hướng dẫn sử dụng để giúp bạn sử dụng đúng và an toàn mà người dùng cần đọc kỹ trước khi sử dụng. Nếu người dùng không đọc, bỏ qua những thông tin này, dùng không đúng... thì ngay cả các thuốc OTC cũng có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng.
Một số loại thuốc phổ biến có thể gây buồn ngủ ảnh hưởng tới khả năng lái xe.
Thuốc chống nôn
Các loại thuốc điều trị buồn nôn, nôn và chóng mặt liên quan đến say tàu xe, có thể gây ra buồn ngủ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự an toàn sau tay lái.
Thuốc chống trầm cảm
Một số thuốc có thể gây buồn ngủ, phản ứng chậm.
Thuốc hạ huyết áp
Hầu hết thuốc gây ra sự bơ phờ, mệt mỏi, chậm chạp, suy năng lượng.
Thuốc giảm đau
Nhóm thuốc này chứa thành phần giống thuốc phiện như moỉ phine, codein gây hưng phấn, giảm đau, buồn ngủ, chóng mặt, mất phương hướng…
Nếu bắt buộc phải uống giảm đau có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn các loại thuốc không gây buồn ngủ (có chứa ibuprofen) nhưng không sử dụng đươc lâu dài.
Thuốc kháng Histamin
Đây là những loại thuốc được sử dụng để điều trị các trường hợp: chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi hay cổ họng… Một số thuốc kháng histamin được bán trên thị trường để làm giảm ho do cảm lạnh thông thường nhưng một số được dùng để giảm mất ngủ. Thuốc kháng histamin cũng có thể được phối hợp với các thuốc khác giảm nghẹt mũi hoặc giảm đau và hạ sốt. Một số thuốc kháng histamin như diphenhydramine, chlopheniramin... có thể làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ, không tập trung và phản ứng chậm chạp.
Thuốc trị tiêu chảy antidiarrheals
Các loại thuốc điều trị hoặc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiêu chảy, có thể gây ra buồn ngủ và ảnh hưởng đến lái xe. Một trong số đó là loperamide.
Thuốc chống lo âu và giãn cơ
Có tác dụng an thần, giãn cơ, suy giảm khả năng phản ứng của con người.
Thuốc kích thích
Đây là dòng phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng dưới nhiều hình thức như cocain, caffein… làm tăng tính bốc đồng và giảm chú ý nhỏ gây ảo giác tràn năng lượng và lúc đó con người mất đề phòng, sao nhãng khi lái xe.
Đặc biệt nếu kết hợp với rượu gây nguy hiểm.
Khi nào thì không nên lái xe
|