"Nếu lực lượng dân quân có loại tên lửa này trong trang bị của họ thì quân chính phủ Ukraine chẳng thể nào hành động như vậy," ông Sivkov nói.
Theo ông Sivkov, lực lượng dân quân không thể nào bắn hạ được máy bay Boeing 777 dù cho có giả thiết là họ chiếm được loại tên lửa này từ quân đội Ukraine.
"Để sử dụng được tổ hợp tên lửa này cần phải có hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài. Lực lượng dân quân không thể nào có được phương tiện này," ông Sivkov quả quyết.
“Phía dân quân đơn giản là không có chuyên gia có thể đủ trình độ vận hành những tổ hợp này. Ngoài ra, cần phải có một thành tố quan trọng khác. Những tổ hợp tên lửa Buk cần phải được đảm bảo bởi một thệ thống chỉ thị mục tiêu bên ngoài, tức là các hệ thống giám sát định vị vô tuyến. Đây là một hệ thống hoàn chỉnh. Lực lượng dân quân không thể nào có loại radar này. Như vậy, nói dân quân sử dụng tên lửa Buk bắn hạ máy bay của Malaysia là lố bịch,” chuyên gia Nga nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Sivkov cũng phản bác thông tin nói lực lượng dân quân có khả năng đã sở hữu các tổ hợp tên lửa Buk như một số thông tin truyền thông đã công bố trước đó.
"Nếu mà họ (dân quân) có tổ hợp tên lửa này thì đầu tiên là họ sẽ sử dụng chúng vào việc tấn công lực lượng không quân Ukraine. Thực tế đã cho thấy là không quân Ukraine hoạt động khá thản nhiên ở độ cao lớn, vì không có phương tiện nào cản trở họ cả. Nhưng ở độ cao thấp thì ngược lại, nhiều máy bay tầm thấp đã bị tiêu diệt," chuyên gia Sivkov giải thích.
Hệ thống tên lửa đất đối không Buk. Ảnh minh họa
Trong thông báo khẩn đưa ra ngày hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, khu vực máy bay MH-17 của Malaysia bị bắn rơi trong tầm hoạt động của các tổ hợp tên lửa phòng không S-200 và Buk-M1 của quân đội Ukraine.
"Tại khu vực này có 2 đại đội tên lửa phòng không tầm xa S-200 và 3 đại đội phòng không tầm trung Buk-M1 của quân đội Ukraine," tuyên bố khẩn của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Theo Vietnamplus