Động thái trên đánh dấu sự leo thang lớn trong căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và sự thay đổi giọng điệu của ông Trump mà ngày 3-5 vừa qua đã đánh giá cao tiến trình đàm phán với Trung Quốc.
"Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục, nhưng quá chậm, bởi vì họ cố gắng đàm phán lại. Không!", ông Trump viết trên Tweeter. Ông Trump đổ lỗi cho Trung Quốc đang cố gắng tiến hành đàm phán lại.
Twitter của ông Trump về việc đánh thuế hàng hóa Trung Quốc. Ảnh: Twitter
Tổng thống Trump cho biết mức thuế đối với 200 tỉ USD hàng hóa sẽ tăng từ 10% lên 25% vào hôm 3-5, trái với quyết định hồi tháng 2 mà ông đưa ra là giữ ở mức 10%.
Reuters dẫn lời môt quan chức Nhà Trắng nói rằng ông Trump muốn giữ một số mức thuế hiện có đối với Trung Quốc như một phần của bất kỳ thỏa thuận thương mại cuối cùng nào để đảm bảo Trung Quốc tuân thủ các cam kết của mình.
Tờ The Wall Street Journal hôm 5-5 đưa tin Trung Quốc đang xem xét hủy bỏ cuộc đàm phán thương mại tại Washington vì những tuyên bố của ông Trump khiến các quan chức Trung Quốc bất ngờ.
Dự kiến phái đoàn gần 100 người của Trung Quốc sẽ tháp tùng Phó Thủ tướng Lưu Hạc tham gia các cuộc đàm phán. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin mô tả vòng đàm phán tuần trước tại Bắc Kinh "có hiệu quả”.
Các quan chức Mỹ không cho biết liệu Trung Quốc có tham gia đàm phán hay không, và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ chưa đưa ra bình luận gì.
Tổng thống Trump gặp gỡ Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạ (bìa trái) hồi đầu tháng 4-2019. Ảnh: AP
Thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc thực sự được các công ty nhập khẩu có trụ sở tại Mỹ trả cho chính phủ. Các doanh nghiệp Mỹ, trong đó một phần lớn lại ủng hộ chính sách gia tăng áp lực lên hoạt động thương mại với Trung Quốc, mong muốn các mức thuế sẽ được dỡ bỏ, không tăng và mở rộng.
Các cuộc đàm phán về thuế quan là một trong những điểm gắn bó còn lại giữa hai bên. Reuters cho biết Trung Quốc muốn thuế quan được dỡ bỏ, trong khi một số quan chức Mỹ tin rằng một số hàng rào thuế quan nên giữ nguyên như một cách để thực thi thỏa thuận cuối cùng.