Phát hiện hành tinh giống Trái đất ngoài hệ mặt trời

Hành tinh có tên Ross 128b mới được các nhà thiên văn học ở Đài quan sát Khoa học Trái đất (ESO) phát hiện gần đây. Đây được biết là hành tinh thứ hai có thể có sự sống được tìm thấy gần nhất với hệ mặt trời, sau hành tinh Proxima b.

Các nhà thiên văn học vừa tìm thêm được một người anh em với Trái đất bên ngoài hệ mặt trời. Ảnh: CNN

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Xavier Bonfils ở Viện Vật lý Hành tinh Grenoble, phát hiện Ross 128b thông qua sử dụng thiết bị săn hành tinh HARP. Ngoại hành tinh này được biết đang quay quanh một ngôi sao đỏ không hoạt động. Nó có cùng kích thước và nhiệt độ với Trái đất. Chưa kể, hành tinh này nằm trong vùng quỹ đạo quanh ngôi sao chủ có khả năng dung dưỡng sự sống, đặc biệt là có thể có nước.

Mặc dù cách Trái đất 11 năm ánh sáng nhưng Ross 128b đang bay về phía chúng ta và dự đoán sẽ trở thành ngôi sao hàng xóm gần nhất của con người trong 79.000 năm - thời gian trong nháy mắt đối với vũ trụ. Khi điều này xảy ra, Ross 128b sẽ qua mặt Proxima b trở thành ngoại hành tinh gần Trái đất nhất.

TS Xavier Bonfils cho biết quá trình phát hiện ra Roos 128b diễn ra trong nhiều năm thu thập dữ liệu của ông.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm