Các chú kiến được xem là những nông dân đầu tiên của hành tinh khi đã biết trồng cây từ ít nhất ba triệu năm trước. Một nghiên cứu mới đây của ĐH Munich (Đức) và Viện Khoa học California (Mỹ) công bố trên tạp chí Nature cho biết.
Theo nghiên cứu, loài kiến Philidris Nagasau ở đảo quốc Fiji đã biết trồng, chăm sóc và thu hoạch quả từ cây Squamellaria từ Thế Pliocene (từ khoảng 5,332 tới 1,806 triệu năm trước).
Cây Squamellaria nhìn có vẻ giống một loài địa y - một dạng kết hợp giữa nấm và một loại sinh vật có thể quang hợp - hơn là một cây. Chúng sinh trưởng trong kẽ hở của vỏ cây.
Loài kiến Philidris Nagasau mang hạt giống từ cây Squamellaria trưởng thành và gieo chúng vào kẽ hở trên vỏ cây. Sau đó canh giữ hạt khỏi bị côn trùng khác ăn mất và chăm sóc hạt đâm chồi thành cây.
Các chú kiến đang chăm sóc các cây Squamellaria con mọc trên kẽ hở vỏ cây Macaranga. Ảnh: UPI
Các chú kiến có thể chăm sóc, nuôi dưỡng cùng lúc nhiều cây trên cùng một thân cây lớn. Phần thưởng cho công sức vất vả của các chú kiến là trái chín từ cây Squamellaria khi cây trưởng thành.
Nhà côn trùng học và là nhà nghiên cứu Viện Khoa học California (Mỹ) nhận xét phát hiện này rất độc đáo. “Chúng ta đã biết loài kiến có khả năng phát tán hạt giống, có thể chăm sóc cây, tuy nhiên chúng ta chưa từng gặp trường hợp loài kiến khả năng chủ động trồng loại cây mà chúng xem là nguồn sống của mình”.
Trước nghiên cứu này đã có các nghiên cứu phát hiện kiến có thể trồng cái loại nấm fungus và mealybugs.