Dáng vẻ mới sau phục dựng của ngôi chùa từng đổ nát có lịch sử hơn 750 năm.
Trải qua bao dâu bể biến thiên, ngôi chùa bị thời gian và bom đạn phá hủy, địa chỉ linh thiêng của hàng trăm năm bị vùi lấp trong hoang tàn của nhân gian. Phật tử miền Bắc rồi địa phương cùng một số doanh nghiệp... đã phát tâm công quả hơn 40,4 tỉ đồng khảo sát, phục dựng lại ngôi chùa trên nền cũ theo kiến trúc thời nhà Trần.
Sau một năm thi công, chùa Hoằng Phúc đã hoàn thành, ngày khánh hạ được tổ chức vào thứ Bảy, 16-1-2016 tới. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phước đức cho dân lành, lúc đó Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến, một lều cỏ nhỏ.
Điểm đặc biệt là bức: Trúc lâm đại sĩ trúc sơn chi đồ" mô tả Phật hoàng Trần Nhân Tông rời núi đi giảng pháp lý.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông được rước đón long trọng nhưng ngài chọn lều cỏ là Am Tri Kiến để hoằng pháp không chọn cung phủ trong vùng. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.
Chùa từng là nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ hoạt động cách mạng. Cuối năm 2015 chùa được công nhận là di tích văn hóa lịch sử quốc gia. Chùa được phục dựng hoàn thành là niềm mong ước của hàng vạn Phật tử trong vùng cũng như của nhiều người ở miền Trung và của cả nước vì vị trí thiêng liêng trong lịch sử tồn tại của Hoằng Phúc.
Đặc biệt trong công trình phục dựng tôn tạo này có bức tranh bằng gốm dài hơn 10 m, cao 5 m có tên: "Trúc lâm đại sĩ trúc sơn chi đồ", mô tả Phật hoàng Trần Nhân Tông rời núi Trúc tâm cầu an giúp dân. Trong quá trình phục dựng, nhiều tượng cổ cũng được phát hiện, khai quật và đưa vào thờ tự trong chùa như các bảo vật lớn.
Một số hình ảnh ở công trình phục dựng ngôi chùa linh thiêng này: