Quốc gia dùng giấy làm tiền thối

(PLO)- Các chủ cửa hàng ở Zimbabwe đã nghĩ ra nhiều cách để thối lại tiền dư cho khách hàng, trong bối cảnh đồng USD có mệnh giá nhỏ ở nước này ngày càng khan hiếm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vào một buổi chiều gần đây, cô Rutendo Manyowa đến một cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng ở thủ đô của Zimbabwe để mua gà rán, khoai tây chiên và nước ngọt. Hóa đơn của cô Manyowa là 3,5 USD, cô đưa cho nhân viên thu ngân 5 USD. Tuy nhiên, thay vì nhận lại 1,5 USD tiền thối, nhân viên thu ngân đưa cho bà Manyowa ba tờ giấy, trong đó có ghi tên nhà hàng và số tiền bà có thể dùng để mua bữa ăn tiếp theo.

Theo tờ The Wall Street Journal, Zimbabwe - quốc gia từng phát hành tờ tiền trị giá 100.000 tỉ dollar Zimbabwe (ZWD) - đang đối mặt với một giai đoạn rối loạn tiền tệ mới.

Vì thiếu tiền có mệnh giá nhỏ, các doanh nghiệp nước này đã bắt đầu phát hành “tiền” của riêng họ, chính là những mẩu giấy. Khách hàng có thể dùng mẫu giấy này để thanh toán cho những lần mua hàng tiếp theo. Một số cửa hàng còn nghĩ ra những loại “tiền thối” độc đáo hơn: hộp nước trái cây, bút hoặc lát phô mai.

Nhiều người dân Zimbabwe dùng đồng USD thay cho đơn vị tiền tệ chính thức của nước mình. Ảnh: AP

Nhiều người dân Zimbabwe dùng đồng USD thay cho đơn vị tiền tệ chính thức của nước mình. Ảnh: AP

Chuyện gì đã xảy ra?

Khủng hoảng tiền tệ ở Zimbabwe đã bắt đầu vào khoảng 2 thập niên trước.

Vào những năm 2000, chính phủ của cựu Tổng thống Robert Mugabe cho in thêm tiền để cố gắng bù đắp sự sụt giảm trong sản xuất nông nghiệp, sau đợt phân chia lại đất đai gây nhiều tranh cãi. Sau khi lạm phát hàng tháng lên đến đỉnh điểm, đạt 79,6 tỉ %, năm 2009, chính phủ Zimbabwe đã bãi bỏ đồng ZWD và bắt đầu sử dụng USD để thay thế.

Sự chuyển đổi này đã mang lại ổn định tiền tệ trong vài năm cho Zimbabwe. Tuy nhiên, Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe sau đó không còn khả năng đáp ứng nhu cầu USD của người dân.

Vào đầu năm 2019, khi người dân không thể rút tiền mặt từ số tiền gửi trong ngân hàng Zimbabwe, ngân hàng trung ương nước này đã cho sử dụng lại đồng ZWD. Theo đó, các khoản tiết kiệm bằng đồng USD mà người dân gửi vào ngân hàng cũng chuyển thành đồng ZWD.

Ngày nay, 1 USD đội được hơn 300 ZWD. Lạm phát ở Zimbabwe lên tới 230% trong tháng 1. Hầu hết doanh nghiệp ở Zimbabwe bắt đầu yêu cầu người mua thanh toán bằng USD, dù đồng ZWD vẫn là đơn vị tiền tệ chính thức của nước này.

Đây là lúc vấn đề về tiền lẻ xuất hiện. Các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương của Zimbabwe nhập khẩu các đồng USD mệnh giá nhỏ để sử dụng trong nước.

Tuy nhiên, trọng lượng nặng và giá trị thấp của những đồng USD này khiến việc nhập khẩu, vốn tiêu tốn nhiều chi phí, lại không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tờ 1 USD - tờ tiền được sử dụng rộng rãi nhất ở Zimbabwe trước đại dịch - cũng thường xuyên khan hiếm.

Các phiếu mua hàng dần trở thành "tiền thối" phổ biến ở Zimbabwe. Ảnh: WALL STREET JOURNAL

Các phiếu mua hàng dần trở thành "tiền thối" phổ biến ở Zimbabwe. Ảnh: WALL STREET JOURNAL

Muôn cách thối tiền

Bà Adelaide Moyo - một nhà báo ở Zimbabwe - cho biết bà đã nhiều lần tìm thấy những tờ phiếu mua hàng dính vào quần áo khi bà lấy đồ ra khỏi máy giặt. Khác với các tờ tiền - thường được làm từ sợi bông hoặc nhựa - các mảnh giấy này không thể chịu được vòng quay của máy giặt.

Để tránh những mất mát tương tự, bà Moyo cho biết bà đã chấp nhận những món hàng thối lại, thay vì nhận lại một tờ giấy. Những giao dịch như vậy thường không mang lại giá trị xứng đáng, do một lát phô mai vốn chỉ có giá 0,5 USD lại dùng thối lại thay cho tờ 1 USD.

Theo The Wall Street Jounal, việc thiếu tiền lẻ cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngoài việc thối lại hàng hóa hay phiếu mua hàng, nhiều cửa hàng đã phải phát hành các ứng dụng để trả tiền lẻ cho khách qua điện thoại.

Các cửa hàng nhỏ hơn thì có một cuốn sổ ghi tên những khách hàng họ nợ tiền thối. Một số khách hàng sợ rằng chủ cửa hàng sẽ không nhớ nên đã quay phim lại những lần cửa hàng thiếu tiền mình.

Người dân trong một khu chợ ở thủ đô Harare, Zimbabwe. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Người dân trong một khu chợ ở thủ đô Harare, Zimbabwe. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Ở một góc của thủ đô Harare, ông Allen Mutonga - chủ cửa tiệm cắt tóc - thậm chí còn tạo nên “liên minh tiền tệ” với cửa hàng tạp hóa bên cạnh. Mỗi khi khách hàng của ông Mutonga không có tiền lẻ để trả tiền cắt tóc, ông nói họ qua cửa hàng bên cạnh mua đồ để nhận lại phiếu mua hàng và đưa lại cho ông.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.