'Tại sao chỉ hơn 1% cửa hàng xăng dầu tạm ngưng mà bảo khủng hoảng?'

(PLO)-  Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, khu vực phía Nam, có 1 doanh nghiệp không thực hiện dự trữ xăng dầu theo quy định; có 5 doanh nghiệp không đảm bảo dự trữ thương mại và có doanh nghiệp không đảm bảo hạn mức nhập khẩu được Bộ Công Thương phân giao.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 19-10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với Công ty Xăng dầu khu vực II thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Đây là buổi làm việc thứ hai sau chuyến thị sát đối với doanh nghiệp này (DN) ở khu vực phía Bắc, trong bối cảnh thị trường xăng dầu có nhiều biến động, nhiều cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động vì các lý do thiếu nguồn cung, kinh doanh thua lỗ…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết mới đây, Ban cán sự Đảng Chính phủ đã chính thức có Nghị quyết, theo đó giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành để xem xét, rà soát lại các quy định về lĩnh vực quản lý kinh doanh xăng dầu và các vấn đề về dự trữ xăng dầu quốc gia.

Trong dự trữ xăng dầu quốc gia, phương thức quản lý, chủng loại, lượng dự trữ... còn nhiều bất cập, chưa thật rõ ràng, còn lẫn lộn giữa dự trữ Nhà nước với dự trữ thương mại. Ngoài ra, các vấn đề về các chi phí, định mức, đơn giá bảo quản… còn chưa phù hợp với thực tế.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Công ty Xăng dầu khu vực II thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Ảnh: BCT

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Công ty Xăng dầu khu vực II thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Ảnh: BCT

Tư lệnh ngành Công Thương đề nghị lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Công Thương cùng Tập đoàn Petrolimex và Công ty Xăng dầu Khu vực II trao đổi, tìm ra giải pháp để tham mưu hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật và hoàn chỉnh hơn nữa những chế tài xử lý đối với các trường hợp không chấp hành các quy định của pháp luật, cố tình gây khó, làm rối thị trường cung ứng xăng dầu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, vừa rồi, qua thống kê có những ngày cao điểm nhất cũng chỉ có khoảng trên 200 cửa hàng bán lẻ không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.

Bộ trưởng Công Thương cho rằng, nếu so với tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước, con số này chỉ chiếm hơn 1% và đặc biệt là quan sát kỹ hơn thì thấy hiện tượng này chỉ có xảy ra ở một vài địa bàn là TP.HCM và một vài tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này đã đặt ra câu hỏi: Tại sao hiện tượng này không xảy ra ở các nơi khác? Tại sao chỉ có hơn 1% cửa hàng xăng dầu tạm ngưng mà dư luận lại cho là khủng hoảng hệ thống phân phối xăng dầu trong cả nước?

Ngay tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã đề nghị Tập đoàn và các thành viên, trong đó có Công ty Xăng dầu khu vực II nghiêm túc đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ dự trữ xăng dầu, kể cả dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao Công ty Xăng dầu Khu vực II trong việc chủ động thực hiện các biện pháp để bảo đảm nguồn cung ra thị trường. Ảnh: BCT

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao Công ty Xăng dầu Khu vực II trong việc chủ động thực hiện các biện pháp để bảo đảm nguồn cung ra thị trường. Ảnh: BCT

Đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng và kinh doanh xăng dầu, nhất là từ những vấn đề đã xảy ra từ đầu năm đến nay. Mục đích để thấy rõ những hạn chế, yếu kém, những lỗ hổng trong quản lý và trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với mỗi cấp, mỗi tổ chức và cá nhân để kịp thời có giải pháp khắc phục triệt để, bảo đảm đúng luật và phù hợp với tình hình.

Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu phải tổ chức, xếp lại hệ thống phân phối, giảm khâu trung gian, tăng chế độ trách nhiệm cá nhân mỗi khâu và tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý trách nhiệm.

Một thông tin đáng chú ý được Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đưa ra là qua kiểm tra cho thấy trong số các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu ở khu vực phía Nam, có một DN không thực hiện dự trữ xăng dầu theo quy định; có 5 DN không đảm bảo dự trữ thương mại và có DN không đảm bảo hạn mức nhập khẩu được Bộ Công Thương phân giao”.

Tại buổi làm việc, ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch HĐQT Petrolimex, cho biết để đảm bảo nguồn cung, Tập đoàn đã lên kế hoạch và mua đủ nguồn hàng, bảo đảm khoảng 80% nhu cầu của tháng 11. Đồng thời vẫn đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng các nhà cung cấp để mua cho nhu cầu còn lại trong năm 2022.

Trong công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia, hiện nay Tập đoàn đang gặp nhiều khó khăn liên quan đến định mức bảo quản thấp, không đủ trang trải chi phí... Do vậy hàng dự trữ quốc gia còn để chung với hàng kinh doanh, Công ty đề nghị xem xét điều chỉnh đơn giá bảo quản cho phù hợp với chi phí của doanh nghiệp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm