Cảm biến trục trặc
Các chuyên gia hàng không hiện đang tập trung vào nguyên nhân bộ phận cảm biến quan trọng trên chiếc Airbus A320 bị hư hỏng, khiến máy bay phải hạ cánh xuống nhanh chóng.
Sẽ mất một khoản thời gian để lực lượng điều tra xác định chính xác nguyên nhân gây ra tai nạn chiếc máy bay Airbus của hãng hàng không Garmanwings rơi trên đất Pháp, nhưng dường như như trường hợp này có nhiều điểm tương đồng với sự cố của chiếc A321 Airbus điều hành bởi Lufthansa vào cuối tháng mười một vừa qua.
Chính sự cố này đã đã thúc bách Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu ban hành một chỉ thị khẩn cấp chỉ dẫn những hành động nên làm khi các cảm biến điều khiển “góc đón gió” bị ngưng hoạt động.
Máy bay thuộc hãng hàng không Germanwings
Chiếc máy bay A321 đã đáp khẩn cấp với tốc độ 1.000 mét/phút, tuy nhiên các phi công đã giành lại quyền kiểm soát của máy bay khi họ tắt nguồn các máy tính trên tàu bay.
Vào năm 2012, Airbus đã bắt đầu thay thế các thiết bị chống “đóng băng” trên gần 700 chiếc máy bay của họ vì theo các nhà quản lý, chúng có thể làm gia tăng khả năng ngưng hoạt động của các cảm biến.
Tương tự như các chiếc phi cơ hiện đại khác, Airbus A320 chính là một chiếc máy bay hoạt động theo sự chỉ dẫn của hệ thống kiểm soát bay thông qua máy tính.
Nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử trên, chiếc máy bay sẽ trở nên nhẹ và an toàn hơn, giá thành khởi động rẻ hơn và làm giảm tải khối lượng công việc của các phi công. Nhưng các chuyên gia đã chỉ ra rằng một lỗi sơ suất trong bộ phận cảm biến truyền tải thông tin vào máy tính cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Bob Mann, một nhà tư vấn hàng không người Mỹ, đã đưa ra nhận xét về hệ thống cảm biến điều chỉnh góc độ đón gió được sử dụng trên các máy bay A320 như sau: "Nếu cảm biến cho rằng chiếc máy bay ngừng hoạt động, thì nó sẽ hướng mũi tàu bay xuống. Nhìn từ màn hình radar, nó trông giống như một góc nghiêng khoảng chín phút tại một hằng số 400 hải lý."
Chỉ với sự điều khiển của máy tính, các chiếc máy bay mới có thể đi theo một lộ trình ổn định.
Phi hành đoàn bất tỉnh
Nick Brough, một nhà tư vấn hàng không làm việc tại Ý đưa ra dự đoán tai nạn xảy ra là do phi hành đoàn đã bất tỉnh.
"Chiếc máy bay dường như đã bay rất bình thường trong vòng tám phút, với vận tốc gần như giữ nguyên, cho đến khi đâm sầm vào địa hình.
“Nếu sự thật là các phi hành đoàn đã không liên lạc qua vô tuyến, thì có khả năng họ đã bị ngất. Ở giai đoạn này, việc thiếu oxy là không thể tránh khỏi, như trong vụ tai nạn Helios Airways gần Athens vào năm 2005."
"Nếu không có oxy, bạn sẽ mất đi ý thức rất nhanh - vì thế mới có thông báo rằng bạn phải đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình đầu tiên rồi mới tới trẻ sơ sinh và trẻ em."
James Healy-Pratt, một luật sư hàng không tại London cho rằng cả hai lý thuyết đều đúng.
Ông khẳng định, tình trạng đóng băng của các cảm biến làm giảm độ cao đột ngột của các máy bay “cũng có thể áp dụng” giải thích cho vụ tai nạn AirAsia trên Biển Java Indonesia năm ngoái và vụ Airbus A320 mới đây.
Nhưng trong vụ tai nạn này, cũng phải cầm xem xét tới khả năng phi hành đoàn bị bất tỉnh.
"Phi hành đoàn bị mất sức là điều không thể tránh khỏi, và đã có tin đồn về sự giảm áp do nổ ở độ cao" ông nói.
"Tuổi vận hành của máy bay cũng có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn."