Phương pháp này cho phép hệ thống miễn dịch tìm kiếm và tiêu diệt những dấu hiệu đặc biệt trong khối u, hay còn được gọi là “Gót chân Asin” theo các nhà khoa học. Tuy nhiên, phương pháp này được đánh giá là khá tốn kém, phải thiết kế riêng cho mỗi người và chưa được thử ở bệnh nhân.
Giới y học đã cố gắng chỉ đạo hệ thống miễn dịch để tiêu diệt các khối u trước đây nhưng phần lớn vaccine trị ung thư không mang lại kết quả tốt.
Vấn đề là ung thư không được tạo thành từ các tế bào giống hệt nhau, mà từ một mớ hỗn độn các mã di truyền tại các nơi khác nhau trong khối u.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những protein hiếm hoi đóng vai trò như “kẻ chỉ điểm” xuất hiện trên bề mặt tất cả tế bào ung thư trong cơ thể bệnh nhân, giúp hệ miễn dịch nhận diện tế bào ác tính.
Bước đột phá trong công nghệ y học giúp săn lùng và phá hủy mọi tế bào ung thư trong cơ thể mang lại hy vọng cho các bệnh nhân
Có hai phương pháp được đề xuất để tiêu diệt các tế bào đột biến. Đầu tiên là phát triển vaccine ung thư điều khiển hệ thống miễn dịch nhằm phát hiện ra các tế bào đột biến.
Thứ hai là thu thập và nhân bản các tế bào miễn dịch (đã tiêu diệt các tế bào đột biến) trong phòng thí nghiệm với số lượng lớn và sau đó đưa trở lại vào cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên, TS Marco Gerlinger từ Viện Nghiên cứu ung thư không chắc chắn lắm về phương pháp này: “Tế bào ung thư thay đổi và tiến hóa liên tục có thể làm mất kháng nguyên ban đầu hoặc xuất hiện kháng nguyên mới khiến hệ thống miễn dịch gặp khó khăn trong việc kiểm soát chúng.”
TS Stefan Symeonides, một nhà khoa học lâm sàng nghiên cứu thuốc điều trị ung thư tại ĐH Edinburgh, cho biết nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn mang tính đột phá về các loại thuốc điều trị miễn dịch hiện tại. Các loại thuốc chữa ung thư mới có giá khoảng 78.000 USD nhưng chỉ kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân được hơn hai tháng.
Công trình nghiên cứu nổi bật này được đăng tải trên tạp chí Khoa học (Science) số mới nhất.