Lệnh cấm này áp dụng cả trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong vòng hai tháng rưỡi, từ ngày 16-5 đến ngày 1-8.
Báo Tân Hoa xã cho biết đây là lệnh đánh bắt cá thường niên, áp dụng từ năm 1999 đến nay. Căn cứ phía Trung Quốc đưa ra là ngăn cản việc đánh bắt cá trong mùa sinh sản để bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, đi kèm với nó là những điều khoản hết sức vô lý, nhằm hạn chế tàu cá của các nước tại khu vực biển Đông trong thời gian tới.
Tàu cá của Việt Nam và nhiều nước khác sẽ bị lệnh cấm của Trung Quốc hạn chế đánh bắt trong vòng 2 tháng rưỡi?
Đầu năm 2014, Trung Quốc cũng từng ban hành lệnh cấm tương tự, áp dụng từ ngày 1-1. Quy định trên do chính quyền tỉnh Hải Nam - Trung Quốc ban hành, trong đó Trung Quốc gọi vùng biển rộng khoảng 2 triệu km2, chiếm gần 2/3 diện tích biển Đông là “thuộc quyền tài phán” của họ. Theo lệnh cấm này, bất cứ tàu thuyền nào vi phạm sẽ bị phạt đến gần 500.000 nhân dân tệ (hơn 1,7 tỉ đồng), bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và hải sản và bị trục xuất.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lệnh cấm đánh bắt đơn phương của Trung Quốc sẽ khiến cho tình hình biển Đông càng thêm căng thẳng vì nó kéo theo sự ảnh hưởng kinh tế rõ rệt đối với nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Philippines… Một quan chức hải quân cấp cao của Philippines nhận định Trung Quốc đã vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) bởi lẽ họ không được quyền thực thi những quy định trên bên ngoài lãnh hải và khu đặc quyền kinh tế (EEZ) nằm trong phạm vi 200 dặm tính từ đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Dư luận quốc tế lo ngại từ lệnh cấm phi lý này, Trung Quốc sẽ đơn phương thành lập một “Vùng phòng không” cũng bao trùm một vùng rộng lớn ở biển Hoa Đông, trong đó có cả những đảo đang tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt, Trung Quốc sẽ điều một số lượng lớn tàu ngư chính, hải giám tăng cường hoạt động trong khu vực Biển Đổng để kiểm soát, tịch thu tàu thuyền, trang thiết bị những tàu đánh cá mà Trung Quốc cho là đã vi phạm lệnh cấm đánh cá đơn phương của họ.
Phương Dung tổng hợp