Tướng Hafta ngăn các chuyến bay của Liên Hiệp Quốc tới Tripoli

Lực lượng miền đông Libya sẽ không cho phép Liên Hiệp Quốc (LHQ) sử dụng sân bay đang hoạt động duy nhất ở thủ đô Tripoli. Thông tin trên được ông Ahmed Mismari, phát ngôn viên của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nguyên soái Khalifa Haftar lãnh đạo, nói ngày 12-2.

Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đang cố chiếm thành phố này từ Chính phủ Hòa hợp Dân tộc (GNA) được quốc tế công nhận.

Theo hãng tin Reuters, LHQ trước đó cảnh báo các lệnh cấm chuyến bay của ông Haftar đang cản trở các nỗ lực nhân đạo và hòa giải ở Libya, vốn chìm trong xung đột giữa các liên minh từ phía tây và đông Libya kể từ năm 2014.

LNA, được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) hậu thuẫn, đang cố chiếm Tripoli kể từ tháng 4-2019 song không thể xuyên thủng tuyến phòng thủ của thành phố này.

Tuy nhiên, LNA có ưu thế trên không nhờ vào những máy bay chiến đấu không người lái do UAE cung cấp, có thể theo dõi toàn bộ Libya thông qua một đường dẫn vệ tinh, theo một báo cáo của LHQ hồi tháng 11-2019.

Các máy bay tại sân bay Mitiga của Tripoli được nhìn thấy hồi tháng 12-2019. Ảnh: REUTERS

Ông Mismari nói với báo giới ở TP Benghazi (miền Đông của Libya) rằng LHQ sẽ phải sử dụng các sân bay khác như sân bay Misrata, bởi vì LNA không thể đảm bảo tính an toàn cho các chuyến bay đáp xuống sân bay Mitiga của Tripoli vì Thổ Nhĩ Kỳ đang dùng nơi này làm căn cứ.

Reuters cho hay ngày 12-2, 15 thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết đầu tiên về Libya kể từ khi cuộc chiến tại Tripoli nổ ra. LHQ bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về xung đột giữa các nhóm khủng bố, yêu cầu các bên cam kết ngừng bắn kéo dài dựa theo các điều khoản được Ủy ban quân sự chung của Syria đồng ý.

LHQ cũng bàytỏ mối lo về sự tham gia ngày càng tăng của lính đánh thuê ở Libya.

Nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ tại Trung Đông và Bắc Phi - David Schenker nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng nhiệm vụ đưa người Libya trở lại bàn đàm phán đã trở nên phức tạp do có sự tham dự của yếu tố bên ngoài.

“Libya không phải là nơi dành cho lính đánh thuê Nga, hoặc các chiến binh từ Syria, Cộng hòa Chad và Sudan. Đây cũng không phải là nơi để UAS, Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu trên mặt đất thông qua các trung gian mà họ hỗ trợ” - ông Schenker trình bày.

Hiện trường đổ nát tại một khu dân cư ở quận Hadba al-Badri, Tripoli sau khi một quả đạn rơi xuống hôm 28-1. Ảnh: REUTERS

Ủy ban quân sự chung bao gồm năm sĩ quan cao cấp của LNA và năm đồng minh với từ Chính phủ Hòa hợp Dân tộc (GNA) được quốc tế công nhận.

Các phe đối thủ đã bắt đầu các cuộc đàm phán do LHQ chủ trì tại Geneva (Thụy Sĩ) vào hồi tuần trước nhằm đảm bảo các lệnh ngừng bắn được thực hiện, nhưng vào đàm phán đầu tiên đã không đi đến thỏa thuận.

Phái đoàn LHQ tại Libya (UNSMIL) trước đó cũng nói rằng ba tuần, quân LNA đã nhiều lần chặn các chuyến bay của LHQ chở nhân viên đến và đi từ Libya.

Theo Reuters, các mối quan hệ càng trở nên tồi tệ hơn khi LHQ nói trong một báo cáo hồi tháng 1 vừa qua rằng thành trì chính của ông Haftar, Benghazi, đã biến thành “trung tâm của các hoạt động kinh tế phi pháp như buôn bán ma túy và vũ khí”. LHQ cũng chỉ trích về hoạt động của các nhóm vũ trang ở miền Tây Libya. 

Reuters cho biết UNSMIL có một căn cứ ở thủ đô Tripoli, với khoảng 170 nhân viên trải rộng giữa Libya và nước láng giềng Tunisia, nhằm cứu trợ nhân đạo cho người di cư và người buộc phải dời đi do các cuộc xung đột.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới