Vụ sữa giả doanh thu gần 500 tỉ đồng: Bộ Công Thương nói gì?

(PLO)- Trước sự việc đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả với doanh thu gần 500 tỉ đồng vừa bị Bộ Công an triệt phá, Bộ Công Thương khẳng định không cấp phép và không quản lý trực tiếp hai doanh nghiệp vi phạm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Liên quan đến vụ việc hai công ty là Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group bị phát hiện sản xuất, kinh doanh sữa giả, ông Trần Hữu Linh – Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đã có những trao đổi nhằm làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước.

Không thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương

Ông Linh cho biết theo Nghị định số 15/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.

Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt. Các sản phẩm này hiện nay do Bộ Y tế quản lý.

bộ công thương,.,.jpg
Một nhãn hiệu sữa bột giả do các đối tượng sản xuất. Ảnh VTV

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương không có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc thành lập và đăng ký hoạt động của doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

“Bộ Công Thương không thực hiện việc cấp phép và quản lý các sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group đang sản xuất, kinh doanh.

Theo quy định pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương chỉ có thể tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp này khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao” - ông Linh nhấn mạnh.

Gần 800 vụ vi phạm bị xử lý trong 4 năm

Dù không quản lý trực tiếp nhưng 4 năm qua, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường (QLTT) thường xuyên kiểm tra, giám sát hàng hoá nói chung và các mặt hàng sữa trên thị trường nói riêng.

Giai đoạn 2021 – 2024, cả nước đã xử lý 783 vụ vi phạm với tổng số tiền xử phạt hơn 2,2 tỉ đồng, thu giữ hàng chục ngàn đơn vị sản phẩm sữa vi phạm.

Riêng tại Hà Nội, trong năm 2024, Chi cục QLTT Hà Nội đã chuyển hai vụ việc nghiêm trọng sang cơ quan điều tra. Cụ thể, ngày 10-1-2024, lực lượng chức năng phát hiện 3.000 lon sữa bột không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, thành phần chưa đạt chỉ tiêu chất lượng quy định tại Gia Lâm. Cùng ngày, một vụ khác tại Đông Anh bị phát hiện có hơn 123.600 sản phẩm có dấu hiệu tẩy xóa hạn sử dụng và chất lượng không đạt tiêu chuẩn công bố.

Chúng tôi đang tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện công tác quản lý lưu thông hàng hóa đối với mặt hàng sữa, tập trung vào việc nhận diện các lỗ hổng sau khâu phân phối. Từ đó đề xuất hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại, quảng cáo sai sự thật, và vi phạm an toàn thực phẩm.

Ông Trần Hữu Linh – Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương

bộ công thương..,.jpg
Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, giám sát hàng hoá nói chung và các mặt hàng sữa trên thị trường. Ảnh: DMS

“Do Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group và Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma không thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương nên theo quy định bộ không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ hay hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất và cung ứng sữa của hai doanh nghiệp này” - ông Linh nói

Lý giải việc một số doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm phân phối trên diện rộng nhưng không bị phát hiện sai phạm trong thời gian dài, ông Trần Hữu Linh cho biết có nhiều nguyên nhân.

Đó là doanh nghiệp hoàn thiện đầy đủ thủ tục giấy tờ hợp pháp để che đậy các vi phạm của sản phẩm. Sản phẩm vi phạm chỉ có thể được phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm. Ngoài ra, sản phẩm không qua hệ thống siêu thị, đại lý chính thức mà trà trộn qua hội thảo, bệnh viện, phòng khám. Họ lợi dụng người nổi tiếng để quảng bá trên mạng xã hội, né tránh giám sát của cơ quan chức năng.

Lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra các kênh phân phối nhỏ lẻ, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, nơi tiềm ẩn nguy cơ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Đồng thời, phối hợp với ngành y tế và ngành nông nghiệp để thiết lập giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng sữa giả, sữa không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 27-4: Sự thật về người cầm dao dọa tài xế trên đường Phạm Văn Đồng; Bị phạt vì bình luận phản cảm việc sáp nhập

Bản tin trưa 27-4: Sự thật về người cầm dao dọa tài xế trên đường Phạm Văn Đồng; Bị phạt vì bình luận phản cảm việc sáp nhập

(PLO)- Tòa tuyên 9 án tử hình vụ mua bán hơn 91 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam; Vụ tai nạn 4 người tử vong ở Long An: Tài xế đã lao xe chở rác qua làn đường ngược lại; Bị phạt vì bình luận phản cảm việc sáp nhập Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Doanh nghiệp kiện 3 cá nhân đòi bồi thường vì... tố cáo 2 cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận không có căn cứ; Người cầm dao dọa tài xế trên đường Phạm Văn Đồng dương tính với ma túy.

Đọc thêm

Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ Thaco Auto

Nâng tầm trải nghiệm với 6 dòng xe nổi bật từ Thaco Auto

(PLO)- Kỳ nghỉ 30-4 / 1-5 là dịp lý tưởng để cùng người thân tận hưởng những chuyến đi đáng nhớ. Đồng hành cùng hành trình ý nghĩa này, Thaco Auto giới thiệu loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho 6 dòng xe nổi bật: Kia New Carnival Hybrid, Mazda CX-5, New Peugeot 2008, BMW X3, Mini Clubman và BMW R 18.

Khách đông, Nha Trang kín phòng dịp lễ

Khách đông, Nha Trang kín phòng dịp lễ

(PLO)- Hàng trăm chuyến bay sẽ đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dịp lễ, trong khi những khách sạn ở trung tâm TP Nha Trang đã gần đạt công suất tối đa.