Theo ghi nhận, những ngày qua, mặn đã xâm nhập sâu vào các nhánh sông trên địa bàn huyện Chợ Lách và hiện 10/11 xã, thị trấn của huyện bị ảnh hưởng do mặn với các mức độ khác nhau.
Mặn đến sớm, người dân Chợ Lách lo trữ nước tưới.
Ngay từ khi có cảnh báo mặn xâm nhập trên các nhánh sông, thực hiện theo khuyến cáo của ngành chức năng, bà con nhà vườn trong xã đã tiến hành ngay việc đóng nắp cống trữ nước ngọt trong mương vườn; kiểm tra độ mặn trước khi tưới, chỉ sử dụng nước tưới khi độ mặn dưới 0,4%0 và tưới tiết kiệm.
Ngành chức năng cũng khuyến cáo người dân không sử dụng nước sông bị nhiễm mặn, nhiều nhà vườn trên địa bàn “chữa cháy” bằng cách thuê ghe đến lấy nước phía thượng nguồn sông Cổ Chiên chưa bị nhiễm mặn với giá 50.000 đồng/m3 nước.
Người dân sản xuất hoa kiểng tết lo lắng thiếu nước tưới cho cây.
Tại xã Hưng Khánh Trung B, vào khoảng đầu tháng 12, mặn đã bất ngờ xâm nhập, xuất hiện trên sông Cổ Chiên tại vàm Cái Hàn vào ngày 7-12 với độ mặn 0,9%0, sau đó tăng dần qua từng ngày, có thời điểm lên 8%0 không thể sử dụng cho việc tưới tiêu.
Hiện hơn 1.600 hộ nông dân nơi đây đang khẩn trương tiến hành các biện pháp ứng phó với hạn mặn để bảo vệ sản lượng cây giống và cây ăn trái, và đặc biệt là 2 triệu sản phẩm hoa kiểng chuẩn bị đưa ra thị trường phục vụ tết Nguyên đán năm 2020.
Ngay từ khi có thông tin mặn xâm nhập trên các nhánh sông, thực hiện theo khuyến cáo của ngành chức năng, người dân trong xã Hưng Khánh Trung B, Tân Thiềng, Long Thới, Vĩnh Thành, Phú Sơn… đã tiến hành ngay việc đóng nắp cống trữ nước ngọt trong mương vườn; kiểm tra độ mặn trước khi tưới, chỉ sử dụng nước tưới khi độ mặn dưới 0,4%0 và tưới tiết kiệm.
Người dân chăm lo kiểng tết.
Không thể sử dụng nước sông bị nhiễm mặn, thời gian qua nhiều nhà vườn trên địa bàn “chữa cháy” bằng cách thuê ghe đến lấy nước phía thượng nguồn sông Cổ Chiên chưa bị nhiễm mặn với giá 50.000 đồng/m3 nước. Một số hộ cũng mạnh dạn đầu tư mua máy lọc nước mặn, trị giá khoảng 80 triệu đồng/cái, với công suất lọc 250-400 lít/giờ tùy theo mức độ nhiễm mặn của nước.
Ông Đinh Văn Nhỏ (62 tuổi, người dân ở ấp Lân Tây, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách) cho biết: “Năm nay là năm thứ hai, đợt mặn quay lại huyện Chợ Lách. Hiện tôi cũng như nhiều người trồng cây giống, hoa kiểng rất cần nguồn nước ngọt để tưới cho cây. Và người dân rất lo cho nguồn nước bị nhiễm mặn sắp tới. Nếu mặn kéo dài, nguy cơ sẽ thiếu nước tưới, chúng tôi cũng đang suy tính tìm cách nào để trữ nước phục vụ sản xuất sắp tới” - ông Nhỏ lo lắng.
Công ty Phục Hưng giới thiệu máy lọc mặn đến người dân.
Nước mặn thành nước ngọt sau khi qua máy lọc mặn.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn, cho biết nước mặn đã xâm nhập trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ sản xuất cây giống, hoa kiểng trên địa bàn, đặc biệt người dân lo lắng cho mùa kiểng tết năm nay thiếu nước ngọt tưới.
“Mấy ngày qua, có một doanh nghiệp cũng đến địa phương giới thiệu sản phẩm túi nhựa trữ nước ngọt và được trên 250 hộ dân đến đăng ký mua để trữ nước phục vụ tưới tiêu cho cây giống hoa kiểng” - ông Sơn chia sẻ.
Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách, cho biết tình hình xâm nhập mặn năm nay đến sớm và diễn ra khá gay gắt, có khả năng kéo dài, tác động bất lợi đến tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện.
Do đó, huyện đã khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó như thông tin tuyên truyền nhanh cho bà con nông dân biết diễn biến xâm nhập mặn hàng ngày trên các nhánh sông, kể cả các kênh nội đồng, vận động người dân trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, dùng các biện pháp kỹ thuật: Tưới tiết kiệm nước, đậy gốc, bón phân tăng cường kali, canxi...
Toàn huyện Chợ Lách có hơn 13.000 hộ sản xuất cây giống và hoa kiểng. Mỗi năm, địa phương này sản xuất trên 11 triệu sản phẩm hoa kiểng đa chủng loại phục vụ thị trường tết Nguyên đán.
Ngày 25-12, tại ấp Bình Tây, xã Vĩnh Thành (huyện Chợ Lách, Bến Tre), Công ty cổ phần Đầu tư Phục Hưng (quận Gò Vấp, TP.HCM) đã giới thiệu máy lọc nước mặn thành ngọt trong bối cảnh xâm nhập mặn đang tấn công vùng chuyên sản xuất cây giống và hoa kiểng lớn nhất ĐBSCL. Huyện Chợ Lách được xem là một trung tâm cây giống, hoa kiểng của miền Tây, được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn mặn mùa khô 2019-2020. Trước thực trạng trên, Công ty Phục Hưng (quận Gò Vấp, TP.HCM) đã nghiên cứu sản phẩm máy lọc nước SALTY WATER với chức năng hóa nước mặn thành ngọt. Qua đó, đảm bảo nhu cầu nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trước nguy cơ tấn công của hạn mặn. Máy lọc nước SALTY WATER có công nghệ hoàn toàn của Việt Nam, sử dụng nguồn điện 220 V, công suất lọc 300-1.500 lít/giờ (trọng lượng 70-100 kg) và có giá thành 35-90 triệu đồng/máy. |