Cách đây một năm, vào rạng sáng ngày 8-3-2014, chuyến bay Malaysia MH 370 thuộc hãng hàng không Malaysia cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur (Malaysia) hướng đến Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thình lình biến mất mà không để lại bất kì dấu vết nào. Mặc cho những nỗ lực tìm kiếm của các đội cứu hộ quốc tế, số phận 239 hành khách và phi hành đoàn vẫn chìm sâu vào vùng bí ẩn.
Malaysia tuyên bố toàn bố toàn bộ hành khách đã thiệt mạng trong vụ “tai nạn” máy bay mất tích MH370. Ảnh minh họa.
Báo Nga Sputnik News có bài xã luận dẫn lời các chuyên gia nhận định về 5 giả thuyết khả thi nhất về vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 vào ngày 8-3 năm ngoái.
Marc Dugain, cựu Giám đốc điều hành hãng hàng không Proteus Airline khẳng định rằng chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia đã bị quân đội Mỹ bắn hạ. Cựu giám đốc điều hành nhấn mạnh rằng ở thời đại khoa học công nghệ này, một chiếc máy bay dài 63 mét không thể biến mất mà không để lại bất kì dấu vết nào như vậy.
Theo Dugain, chiếc Boeing 777 đã bị quân đội Mỹ tấn công từ xa khi bay qua Ấn Độ Dương. Chiếc máy bay đang tiến về phía căn cứ hải quân Diego Garcia của Mỹ thì bị bắn hạ, dường như để ngăn chặn vụ tấn công kiểu 11-9.
Cựu giám đốc điều hành hãng hàng không Proteus Airline viện dẫn việc người dân địa phương vùng Diego Garcia nói rằng họ đã thấy một chiếc máy bay lớn sơn màu giống máy bay của hãng hàng không Malaysia Airline bay là đà trên đảo. Dugain cho rằng quân đội Mỹ đã cố che đậy vụ việc.
Giám đốc điều hành hãng hàng không Emirates Airlines, Sir Tim Clark cũng hoài nghi về việc các mảnh vỡ máy bay biến mất hoàn toàn và cho rằng có âm mưu gì đó bị che đậy đằng sau vụ việc. Tuy nhiên đây cũng chỉ lạ sự đồn đoán mà không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào.
Các nhà điều tra tìm câu trả lời cho sự thay đổi hướng đi của máy bay trên lộ trình. Ảnh minh họa.
“Landlord” tiết lộ rằng băng nhóm tự xưng “The Black Hand” (“Bàn tay đen”) đã bắn hạ chiếc MH370 nhằm phá banh hãng hàng không lớn thứ 6 trên thế giới-Hãng hàng không Malaysia và “Mỹ có liên quan đến vụ này”.
Hai tuần trước khi xảy ra thảm kịch rơi máy bay AirAsia QZ8501, blogger bí ẩn này đã cố thuyết phục người dân Trung Quốc đừng chọn hãng hàng không AirAsia, nếu không họ cũng sẽ bị “biến mất giống như những hành khách trên chiếc MH370”.
Giáo sư người Mỹ Kevin Barret tin rằng chiếc máy bay bị đánh chiếm từ xa bởi những hacker. Theo giáo sư, thủ phạm đã sử dụng hệ thống hủy chuyến bay, do công ty của Dov Zakheim sáng chế.
Giáo sư khẳng định rằng chính lực lượng khủng bố cực đoan gây ra thảm kịch 11-9 là thủ phạm trong vụ máy bay mất tích lần này. Giáo sư tiết lộ rằng hệ thống hủy chuyến bay được phát triển bởi công ty của Zionist Dov Zakheim, một công dân Mỹ gốc Do thái theo chủ nghĩa cực đoan, có quan hệ mật thiết với Lầu năm góc.
Hệ thống cho phép các không tặc cướp máy bay từ mặt đất hoặc từ một máy bay khác. Giáo sư chỉ ra nhiều điểm tương đồng giữa vụ 11-9 và MH370. Trong cả hai vụ, máy bay đều đột ngột thay đổi đường bay, hệ thống thu phát tín hiệu bị thất lạc, và máy bay hoàn toàn biến mất khỏi radar.
Một vài nhà lý luận cho rằng chiếc máy bay mất tích MH370 đang bị lực lượng hồi giáo cực đoan chiếm giữ và đã đáp xuống khu vực bị kiểm soát ở Taliban, Afghanistan.
Các nhà chức trách Malaysia đã xin giấy phép ngoại giao để điều tra giả thuyết chiếc máy bay đang được giam giữ ở một trong những pháo đài của Taliban tại biên giới Afghanistan, Tây bắc Pakistan.
Trung tướng không quân đã nghỉ hưu Mỹ, Thomas McInerney, tuyên bố công khai trên các kênh truyền hình Mỹ rằng chiếc Boeing 777 bị mất tích có thể đã bay đến Pakistan.
Theo một giả thuyết khác, vụ biến mất bí ẩn của chuyến bay MH370 là một nổ lực nhằm thủ tiêu các chuyên gia công nghệ có quan hệ với Edward Snowden, một nhà thầu khoán trước đây của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA.
Điều đáng lưu ý là trên chiếc MH370 có 20 chuyên gia của Freescale Semiconductor, một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, trong đó 12 người quốc tịch Malaysia và 8 người quốc tịch Trung Quốc.
Tập đoàn này được biết đang phát triển các bộ phận cấu thành hệ thống vũ khí công nghệ cao, bao gồm cả công nghệ smartphone, hợp đồng quốc phòng và công nghệ hàng không.
Nhà văn Mỹ Benjamin Radford tin rằng các nhân viên kĩ thuật trên máy bay có quan hệ mật thiết với Edward Snowden và họ đã biết được một số thông tin đắt giá về dự án của anh ta. Vì thế, chiếc máy bay đã bị không kích và phá hủy nhằm ngăn chặn việc những thông tin quan trọng bị tiết lộ.
Và những giả thuyết khác
Việc máy bay MH370 mất tích không vết tích trong khi chưa có bằng chứng xác thực nào được đưa ra đã thúc đẩy một vài cư dân mạng có “trí tượng tượng phong phú” bình luận rằng chiếc máy bay xấu số này đã bị người ngoài hành tinh bắt đi, họ tin rằng thế hệ tương lai sẽ tìm thấy những mảnh vỡ của chiếc máy bay này trên sao Hỏa.
Nhiều nhà lý luận bác bỏ những bình luận trên và đáp trả rằng chính những người trong nhóm “khai sáng” của Chúa đã đánh cắp chiếc máy bay.