Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng có lẽ chẳng ai chứng minh được cán bộ "đòi" hối lộ.
“Trước đây ta quy định người nào nhận tiền trực tiếp hoặc qua trung gian, nhận dưới bất kỳ hình thức nào là phạm tội tham nhũng. Nhưng bây giờ chúng ta ghi thêm từ “đòi”, có lẽ không ai chứng minh được chuyện “đòi” hối lộ cả... Bởi vì thực tiễn thế này, người ta gây khó khăn cho anh là đương nhiên anh phải đưa. Người ta không còn tin cơ quan nhà nước nữa bởi anh không có tiền thì anh không làm vì thế tôi phải đưa chứ không cần anh đòi” - ông Thuyền phân tích.
Theo đó, ông Thuyền đề nghị dự thảo luật phải bỏ từ “đòi” trong điều luật này vì “nếu để như vậy là tiếp tay cho tham nhũng”.
“Ghi thế này nhân dân không đồng tình, bởi vì tôi đã chứng kiến một bộ trưởng trả lời trên truyền hình: Cán bộ của tôi không có đồng chí nào vòi tiền hối lộ cả, toàn dân tự đưa thôi” - ông Thuyền nhấn mạnh.
Tham nhũng xong trả lại tiền cho Nhà nước thì xử thế nào? Đó là nội dung được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền chia sẻ với báo chí bên lề phiên thảo luận hội trường sáng nay về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Bộ luật Hình sự... Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền . Dự thảo BLHS (sửa đổi) lần này bổ sung cơ chế chuyển phạt tiền, cải tạo không giam giữ thành phạt tù trong trường hợp đối tượng không chấp hành án, quan điểm của ông về việc này thế nào? + Ông Nguyễn Đình Quyền: Về nguyên tắc, tôi không đồng tình với quan điểm này. Tức là chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù. Việc này không quán triệt được tư tưởng trong cải cách tư pháp là chúng ta giảm các biện pháp phạt tù xuống. Thứ hai là người dân sẽ cho rằng những người có tiền thì không phải đi tù, còn người nghèo không có tiền thì phải bắt vào tù. Như thế không đảm bảo công bằng. Trong xử lý hình sự, đảm bảo công bằng giữa các chủ thể là việc hết sức quan trọng. Quá trình áp dụng rất dễ phát sinh những kẽ hở. Quan điểm cá nhân của tôi là không đồng tình với việc chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù. . Nếu việc người phạm tội mà hoàn tiền đầy đủ thì xử lý thế nào? +Lâu này giám sát của Ủy ban Tư pháp cho rằng có một số nơi, khi người ta có hành vi tham nhũng mà chủ động khắc phục thì đình chỉ điều tra. Như vậy là sai pháp luật. Trong một số vụ án, Ủy ban Tư pháp đã có công văn yêu cầu phục hồi điều tra. Vì việc khắc phục hậu quả chỉ là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không phải là để miễn trách nhiệm hình sự. Cũng xuất phát từ thực tế thu hồi tài sản tham nhũng chiếm tỉ lệ rất thấp. Có một vấn đề là chúng ta đã mất người rồi (mất cán bộ rồi) chúng ta lại mất luôn tiền của Nhà nước. Một trong những điều mà pháp luật hình sự có thể góp phần vào việc thu hồi tài sản tham nhũng thì Bộ luật Hình sự có đưa ra quy định là: “khuyến khích chủ động khắc phuc”. Một mặt đó là tình tiết giảm nhẹ nhưng chủ động khắc phục trước khi bị phát hiện thì có thể xem xét để giảm hoặc miễn trách nhiệm hình sự. Đó là xuất phát từ tình hình thực tiễn là tỉ lệ thu hồi tài sản bị tham nhũng rất thấp. |