Cho xã hội có thêm tiếng cười vui…

ThS Nguyễn Thị Oanh là người phụ nữ đầu tiên lấy bằng thạc sĩ ngành phát triển cộng đồng tại Philippines và đưa ngành học này về Việt Nam.

Có mặt tại buổi giỗ, BS Đỗ Hồng Ngọc, một người bạn cùng thời với bà, nhớ lại: “Hồi đó chúng tôi thường xuyên làm việc với nhau trong rất nhiều hoạt động xã hội. Chị Oanh gần gũi, thân tình và luôn làm việc với nhiệt tâm sôi sục. Nhờ chị mà mạng lưới công tác xã hội hình thành và phát triển, đi vào hoạt động chuyên nghiệp, nhờ chị mà ngành giáo dục đại học có thêm một mã để đào tạo ngành công tác xã hội cần thiết cho hôm nay. Chị là người đã tạo ra một làn sóng mới trong hoạt động công tác xã hội lúc bấy giờ”.

Từ những tháng ngày học tập, hoạt động xã hội cùng ThS Nguyễn Thị Oanh, TS tâm lý Nguyễn Thị Bích Hồng (giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đã đúc kết những bài học từ phương pháp làm việc nhóm, phương pháp dạy trực quan sinh động vào bài giảng của mình sau này. “Đến hiện tại, phương pháp giáo dục của cô vẫn mang lại những hiệu quả cụ thể mà tôi thường xuyên áp dụng cho sinh viên và phát triển nó thành một bộ môn để giảng dạy trong nhà trường. Điều đáng mừng là tất cả sinh viên đều rất thích học bộ môn này và đăng ký rất đông” - TS Bích Hồng chia sẻ.

Các thế hệ học trò, đồng nghiệp của ThS Nguyễn Thị Oanh cùng ngồi lại để tưởng nhớ về bà, người tiên phong trong các hoạt động xã hội ở Việt Nam. Ảnh: THANH TUYỀN

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ) tâm tình: “Ý tưởng xây dựng Hội quán Các bà mẹ đã hình thành trong tôi rất lâu nhưng vẫn chưa thể thực hiện được cho đến khi gặp cô Oanh. Năm 2008, tôi tham gia lớp thực hành phương pháp giáo dục chủ động tại Hội quán Đến với nhau do cô Oanh mở và chủ trì hoạt động. Dưới sự hướng dẫn của cô, bằng phương pháp trực quan sinh động tôi đã từng bước thực hiện ý tưởng của mình và duy trì đến hôm nay”.

Khi nhắc đến ThS Nguyễn Thị Oanh, cô Trần Thị Tuyết Mai (điều phối viên của Cơ sở bảo trợ xã hội Thảo Đàn) cho biết tinh thần làm việc đầy nhiệt tâm của bà là bài học mà các thế hệ học trò học tập mỗi ngày để tự hoàn thiện mình hơn trong các hoạt động xã hội.

Buổi tưởng nhớ, những người làm công tác xã hội bàn với nhau làm cách nào để tiếp nối bà giúp xã hội có thêm nhiều tiếng cười vui…

Đã bảy năm kể từ khi ThS Nguyễn Thị Oanh ra đi (1-5-2009), bà vẫn sống mãi trong lòng những người ở lại. Hằng năm, cứ đến ngày này những người làm công tác xã hội lại tựu nhau về nhắc nhớ một con người đã dành trọn một đời vun đắp những giá trị đẹp vì một cộng đồng hạnh phúc và ấm áp tình người.

ThS Nguyễn Thị Oanh là người sáng lập ra nhiều tổ chức xã hội như nhóm nghiên cứu công tác xã hội, tiền thân của Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng hiện nay; Quỹ Bảo trợ trẻ em TP.HCM… Năm 1992, bà tiên phong thành lập khoa Phụ nữ học (tiền thân của khoa Xã hội học) tại Trường ĐH Mở TP.HCM… Nhiều thế hệ học trò của bà đã trở thành những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực công tác xã hội, tâm lý, giáo dục hiện nay.

Năm 2012, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Oanh do thân nhân, đồng nghiệp của bà thành lập với mục đích hỗ trợ cho những sinh viên ngành công tác xã hội có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học, nỗ lực vượt khó có điều kiện học tập tốt hơn. Đó cũng là sự tri ân của các thế hệ học trò đến người dẫn đường đáng kính của mình.

Yêu mến bà, những người làm công tác xã hội đã lập ra một tài khoản Facebook có tên Hội những người yêu mến ThS Nguyễn Thị Oanh. Đây là nơi tập hợp các bài viết, chia sẻ kinh nghiệm... của bà về các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển cộng đồng.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

(PL)- TP.HCM vừa quyết định sẽ di dời hơn 26.000 dân sinh sống trên bờ nam kênh Đôi, thuộc bảy phường của quận 8 trong bốn năm tới để cải tạo môi trường và mở rộng đường giao thông ven kênh thông thoáng hơn.
Thôi nhé Tax ơi…

Thôi nhé Tax ơi…

(PL)- Vào sáng 12-10-2016, thương xá Tax với gương mặt cũ hơn 100 năm gắn với TP này bắt đầu bị dỡ bỏ để xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng - khách sạn Satra-Tax Plaza…
Chuyện dài an toàn thực phẩm

Chuyện dài an toàn thực phẩm

(PL)- Thời gian qua trên các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vi hành xuống thăm vườn rau an toàn và ăn phở.
Bún chửi và thái độ AQ

Bún chửi và thái độ AQ

(PL)- Có lần tôi đưa người bạn đất Bắc đi đến một ngôi chợ nhỏ để mua quà bánh phương Nam về tặng bạn bè, gia đình.
Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

(PL)- Trong tình cảnh “ngập xe kẹt nước” mới thấy đẹp sao tình người Sài Gòn thể hiện qua hành động hết lòng giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong mưa gió.
Đô thị vùng trũng

Đô thị vùng trũng

(PL)- Lạ lùng, mỗi khi bị “ngập trọn” trong cơn mưa, tôi lại nhớ về con đường nhỏ trong Chợ Lớn thời thơ ấu của mình!
Sống ảo, chết thật

Sống ảo, chết thật

(PL)- Vài hôm trước, có clip lan truyền trên mạng xã hội cảnh một thanh niên đứng bên bờ kênh Tân Hóa, tay cầm smartphone tự quay clip, tay cầm chai xăng đổ trên người, bật quẹt châm lửa đốt rồi nhảy xuống kênh chỉ vì được 40.000 dân mạng bấm nút “like”.
Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

(PL)- Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.
Ai bún bì… hông…

Ai bún bì… hông…

(PL)- Hồi cuối năm 75 nhà tôi ở một con đường gần Lăng Cha Cả. Con đường nhỏ nhưng dài, hai bên là dãy nhà phố xen lẫn những biệt thự kín cổng nhưng tường không cao, thường là hàng rào bông giấy xanh mướt rợp hoa đỏ hoa tím.
Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

(PL)- Chưa bao giờ người dân phải sống chung với nhiễu loạn thông tin trên các trang mạng cùng nhiều tin đồn lẫn lộn thực hư như hiện nay.
Xây dựng... văn hóa đi bộ

Xây dựng... văn hóa đi bộ

(PLO)- Hà Nội vừa đưa 26 tuyến phố quanh hồ Gươm thành những phố đi bộ. Nhiều trò chơi dân gian, sinh hoạt văn nghệ trên các phố đi bộ càng thu hút mọi người, nhất là du khách.
Chuyện đi học của con tôi…

Chuyện đi học của con tôi…

(PL)- Có lẽ thừa hưởng gen gia truyền (đừng tưởng gia truyền là ngon nhé) nên thằng con của tôi muôn vàn học dốt. Học dốt từ bậc tiểu học cho đến trung học cơ sở lẫn phổ thông!
Người Sài Gòn ngồi quán

Người Sài Gòn ngồi quán

(PL)- Có thể nói không ngoa, ngồi quán là phong cách sống của người Sài Gòn. Bất kể nguồn gốc xuất xứ từ đâu đến, dù giàu dù nghèo, đã là người Sài Gòn thì hầu như không thể không ngồi quán.
Chuyện học thêm ngày xưa

Chuyện học thêm ngày xưa

(PL)- Không phải gần đến ngày khai giảng “chính thức” tôi lại mượn ý bài Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự học… dốt của mình.
Học sớm nửa vời

Học sớm nửa vời

(PL)- Chuyện cho các cháu học sớm để làm quen lớp học, thầy cô, bạn bè trước khi chính thức bước vào năm học mới cũng tốt nhưng nhiều bậc cha mẹ khốn khổ vì chuyện đưa đón con trong những ngày “học nháp” tan học trái giờ!
Một thế hệ không cam chịu

Một thế hệ không cam chịu

(PL)- Xu hướng bây giờ đã khác, giới trẻ ngày nay không cam chịu nghèo mà nhất quyết vươn lên làm giàu.
Hình như họ đã quên Gia Định?

Hình như họ đã quên Gia Định?

(PL)- Gia Định đâu phải là nơi nào xa lắc mà nó chính là một vùng đất rộng lớn bao gồm cả Sài Gòn - Chợ Lớn và một phần của Định Tường xưa, tên gọi Phiên Trấn Dinh.