Sống ảo, chết thật

Ngày xưa người ta hay chế giễu những người mơ mộng là sống trên mây. Giới trẻ ngày nay không mơ mộng, không sống trên mây mà sống ảo trên mạng xã hội.

Vô số chuyện sống ảo lạ lùng

Họ quen nhau qua mạng, yêu nhau qua mạng rồi tiến tới hôn nhân nhiều khi chỉ qua những tấm ảnh với lời tự giới thiệu như rao hàng. Với những giao dịch qua mạng chỉ thấy mà “không sờ mó được” thì hậu quả không lường trước được. Nếu giao dịch mua bán hàng qua mạng có khi còn bị lầm thì chuyện tình cảm qua mạng chỉ thấy mặt mà chưa chắc là mặt thật thì chuyện lừa nhau cũng là chuyện thường thôi.

Và chuyện làm ăn qua mạng cũng không ngoại lệ. Bà vợ bạn tôi, vốn là một giáo viên dạy tiếng Pháp, bỏ dạy để kinh doanh qua mạng. Qua một người bạn Pháp, chị quen với một giám đốc ngân hàng ở Senegal - một thuộc địa cũ của Pháp ở Phi châu, rồi giao dịch làm ăn gì đó. Thời gian đầu thấy chị phất lên, tôi đến thăm nghe nói chị sắp đổi nhà, là một căn biệt thự ở Phú Mỹ Hưng hơn triệu đô. Tôi chúc mừng chị nhưng anh chồng băn khoăn, cứ nhắc đi nhắc lại là “bà nên cẩn thận, coi chừng bị lừa”. Dĩ nhiên đang ăn nên làm ra, dễ gì chị  vợ dừng lại.

Rồi bẵng đi vài năm, tôi không liên lạc được với họ, gọi điện thoại thì số máy người khác dùng rồi. Tôi nghĩ chắc ông bà phất lên, ra nước ngoài ở cũng nên. Nhưng thật bất ngờ, tháng trước tôi tình cờ gặp lại bạn tôi đang chạy một chiếc xe máy cà tàng, chở lỉnh kỉnh bánh kẹo, đồ chơi trẻ con rẻ tiền trên đường đi Nhà Bè. Râu tóc bạc phơ, mặt mày bơ phờ, anh kể vợ đã bị gạt sạch sành sanh tiền bạc, nhà bị ngân hàng xiết nợ; chị vợ quá sốc, bị tai biến đột quỵ nằm một chỗ. Anh vay tiền bà con xuống Nhà Bè mua một căn nhà nhỏ vài chục mét vuông gần một trường tiểu học, bày bán bánh kẹo, đồ chơi cho học sinh sống qua ngày và lo thuốc men cho vợ. Anh bảo: “Nếu không vướng bà ấy bệnh tật, chắc tôi xin vô ở trong chùa quét lá”.

Cô em họ tôi còn tệ hơn, chơi tiền ảo bitcoin không biết có bị lừa đảo gì không mà trắng tay, vợ chồng hục hặc suốt rồi kéo nhau ra tòa mỗi người một ngả, con gái lớn theo mẹ về quê ngoại ngoài Quy Nhơn, thằng em theo cha lên Bình Dương ở nhờ nhà bà con. Tan nhà nát cửa, tan đàn xẻ nghé cũng vì làm ăn trong thế giới ảo.

Sống ảo như chết thật

Tôi có đứa cháu tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin đã mấy năm nay nhưng chẳng làm gì cả. Suốt ngày nó ở nhà ôm cái máy tính, lên mạng chat với những bạn bè trên mạng ở đâu bên Nhật, bên Mỹ gì đó, hay chơi với những nhân vật của thế giới truyện tranh. Mẹ nó bảo lúc nó còn đi học thấy nó tối ngày ôm cái máy thì mừng vì nghĩ nó ham học. Bố nó mất sớm, mẹ nó có một mình nó nên cưng chiều hết cỡ, hy vọng nó học xong đi làm giúp đỡ mẹ.

Ai ngờ bây giờ nó cũng không thèm nói chuyện với mẹ. Hỏi nó cũng không trả lời, chỉ ờ ờ. Cần gì, nó viết mấy chữ dán lên cửa như “Hết kem đánh răng, xà phòng tắm, mì gói”. Mẹ nó đi làm về mua các thứ quẳng vào phòng cho nó, nó cũng chẳng ngước lên. Mẹ nó cầu cứu tôi. Tôi đến, nó nhìn tôi như tôi là người không hề quen biết, rồi chăm chú vào máy. Tôi liếc nhìn: Cả một thế giới ảo với những sinh vật không có thật như đang trò chuyện với nó. Tôi hỏi gì, nói gì nó cũng chỉ ờ ờ. Nó như đang ở một thế giới khác. Nó không phải là đứa nghiện game nên không thể đưa nó đi điều trị bệnh nghiện. Nó chỉ sống trong thế giới ảo mà thôi. Tôi nói nửa đùa nửa thật với mẹ nó hay là cưới vợ cho nó đi, biết đâu nó thay đổi. Cô ấy bảo được vậy em đã mừng vì có người hú hí sớm hôm chứ bây giờ mang tiếng có con trai học giỏi, tốt nghiệp đại học nhưng có khác gì không con. Mà nó có chịu gặp gỡ ai đâu mà cưới hỏi. Nó sống trong thế giới ảo nhưng có khác chi nó đã chết!

Đừng bỏ lỡ

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

(PLO)- Vừa qua, tại TP.HCM liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trước những diễn biến này, Th.S-BS Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng TP.HCM, có những khuyến nghị nhằm phòng tránh nguy cơ ngộ độc.

Đọc thêm

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

(PL)- TP.HCM vừa quyết định sẽ di dời hơn 26.000 dân sinh sống trên bờ nam kênh Đôi, thuộc bảy phường của quận 8 trong bốn năm tới để cải tạo môi trường và mở rộng đường giao thông ven kênh thông thoáng hơn.
Thôi nhé Tax ơi…

Thôi nhé Tax ơi…

(PL)- Vào sáng 12-10-2016, thương xá Tax với gương mặt cũ hơn 100 năm gắn với TP này bắt đầu bị dỡ bỏ để xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng - khách sạn Satra-Tax Plaza…
Chuyện dài an toàn thực phẩm

Chuyện dài an toàn thực phẩm

(PL)- Thời gian qua trên các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vi hành xuống thăm vườn rau an toàn và ăn phở.
Bún chửi và thái độ AQ

Bún chửi và thái độ AQ

(PL)- Có lần tôi đưa người bạn đất Bắc đi đến một ngôi chợ nhỏ để mua quà bánh phương Nam về tặng bạn bè, gia đình.
Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

(PL)- Trong tình cảnh “ngập xe kẹt nước” mới thấy đẹp sao tình người Sài Gòn thể hiện qua hành động hết lòng giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong mưa gió.
Đô thị vùng trũng

Đô thị vùng trũng

(PL)- Lạ lùng, mỗi khi bị “ngập trọn” trong cơn mưa, tôi lại nhớ về con đường nhỏ trong Chợ Lớn thời thơ ấu của mình!
Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

(PL)- Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.
Ai bún bì… hông…

Ai bún bì… hông…

(PL)- Hồi cuối năm 75 nhà tôi ở một con đường gần Lăng Cha Cả. Con đường nhỏ nhưng dài, hai bên là dãy nhà phố xen lẫn những biệt thự kín cổng nhưng tường không cao, thường là hàng rào bông giấy xanh mướt rợp hoa đỏ hoa tím.
Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

(PL)- Chưa bao giờ người dân phải sống chung với nhiễu loạn thông tin trên các trang mạng cùng nhiều tin đồn lẫn lộn thực hư như hiện nay.
Xây dựng... văn hóa đi bộ

Xây dựng... văn hóa đi bộ

(PLO)- Hà Nội vừa đưa 26 tuyến phố quanh hồ Gươm thành những phố đi bộ. Nhiều trò chơi dân gian, sinh hoạt văn nghệ trên các phố đi bộ càng thu hút mọi người, nhất là du khách.
Chuyện đi học của con tôi…

Chuyện đi học của con tôi…

(PL)- Có lẽ thừa hưởng gen gia truyền (đừng tưởng gia truyền là ngon nhé) nên thằng con của tôi muôn vàn học dốt. Học dốt từ bậc tiểu học cho đến trung học cơ sở lẫn phổ thông!
Người Sài Gòn ngồi quán

Người Sài Gòn ngồi quán

(PL)- Có thể nói không ngoa, ngồi quán là phong cách sống của người Sài Gòn. Bất kể nguồn gốc xuất xứ từ đâu đến, dù giàu dù nghèo, đã là người Sài Gòn thì hầu như không thể không ngồi quán.
Chuyện học thêm ngày xưa

Chuyện học thêm ngày xưa

(PL)- Không phải gần đến ngày khai giảng “chính thức” tôi lại mượn ý bài Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự học… dốt của mình.
Học sớm nửa vời

Học sớm nửa vời

(PL)- Chuyện cho các cháu học sớm để làm quen lớp học, thầy cô, bạn bè trước khi chính thức bước vào năm học mới cũng tốt nhưng nhiều bậc cha mẹ khốn khổ vì chuyện đưa đón con trong những ngày “học nháp” tan học trái giờ!
Một thế hệ không cam chịu

Một thế hệ không cam chịu

(PL)- Xu hướng bây giờ đã khác, giới trẻ ngày nay không cam chịu nghèo mà nhất quyết vươn lên làm giàu.
Hình như họ đã quên Gia Định?

Hình như họ đã quên Gia Định?

(PL)- Gia Định đâu phải là nơi nào xa lắc mà nó chính là một vùng đất rộng lớn bao gồm cả Sài Gòn - Chợ Lớn và một phần của Định Tường xưa, tên gọi Phiên Trấn Dinh.
Không còn mặn mà với đại học như xưa

Không còn mặn mà với đại học như xưa

(PL)- Thằng cháu tôi vừa đậu tốt nghiệp với số điểm gần chạm đáy sàn nhưng thấy nó vẫn tỉnh bơ cùng đám bạn đi đá bóng trong khi chờ trường nó đăng ký công bố điểm chuẩn.