Một thế hệ không cam chịu

Thời bao cấp, nhiều người - trong đó có không ít người trẻ sống khá an phận. Từ khi bước qua thời kỳ đổi mới, đặc biệt thời gian gần đây, trào lưu khởi nghiệp, làm giàu mà giới trẻ đi đầu cho thấy ý tưởng “dân giàu nước mạnh”, tức làm giàu cho bản thân, gia đình là làm giàu cho đất nước đã lan tỏa rộng khắp.

Nghĩ giàu, làm giàu

Chưa bao giờ những sách viết về kinh doanh, khởi nghiệp, nghĩ giàu, làm giàu được xuất bản ào ạt như thời gian qua. Đối tượng độc giả không chỉ trong giới sinh viên ngành kinh tế, tài chính hay nhân viên làm việc trong ngành quản trị kinh doanh mà cả những sinh viên, nhân viên các ngành nghề khác. Điều ấy chứng tỏ khuynh hướng “nghĩ giàu, làm giàu” đã thâm nhập trong mọi ngóc ngách của đời sống hiện nay. Vì vậy tôi không bất ngờ khi nghe được mẩu đối thoại của mấy sinh viên ĐH Văn hóa TP.HCM - một ngành học chẳng dính dáng gì đến kinh doanh - ở một quán cà phê gần ĐH này trên đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9, nơi mỗi sáng tôi thường ghé ngồi nhâm nhi ly cà phê, đọc báo.

Một nữ sinh viên khá xinh xắn nói: “Mình học ngành văn hóa học, chứ sang năm học xong chắc mình cũng kiếm việc làm và tập tành kinh doanh ăn uống thôi...”. Một bạn nam lên tiếng: “Bộ bồ tưởng kinh doanh ăn uống dễ chắc? Ông chủ quán nhậu mình làm thêm có hôm mặt mày méo xệch vì tính toán không đủ sở hụi. Mà ổng đã mở mấy quán rồi, từ quận 3 ra tới quận 9 nhưng thấy trầy trật lắm. Tui cũng tính vừa làm thêm vừa học nghề nhưng coi bộ không đơn giản chút nào. Bồ học văn hóa thì lo kiếm việc bên văn hóa mà làm đi”. Cô bạn sinh viên vẫn cương quyết: “Ai bảo là đơn giản? Nếu dễ thì thiên hạ làm giàu hết rồi. Ăn thua là mình biết tính toán và thêm thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Cậu sinh viên đeo kính, trắng trẻo, đẹp trai chen vào: “Nghe bạn nói thiên thời, địa lợi... cứ như là kinh nghiệm đầy mình nhỉ. Mà bạn tên Ngân nghĩa là “tiền bạc”, sao không học ngân hàng cho nó đúng nghề, lại đi học văn hóa?”.

Nữ sinh viên bĩu môi: “Ông thì chỉ mê ca hát, biết gì kinh doanh mà nói. Tui nói cho hai ông nghe, cực chẳng đã, hồi đó thi điểm thấp quá phải chui vào đây thôi. Chuột chạy cùng sào phải vào... văn hóa! Dù sao cũng đã lỡ học, phải lấy được tấm bằng để khỏi phụ lòng ba má”. Bạn sinh viên mắt kính phất tay: “Thì bọn mình cứ học xong đã, chẳng muộn đâu”. “Sao không muộn? Mấy ông không thấy nhiều tỉ phú tuổi hăm mấy, ba mươi sao? Ở ngay nước mình chứ có đâu xa”.

Giật mình nghĩ lại

Tại một cuộc hội thảo về Năng suất lao động của người Việt Nam hiện nay, tôi ngạc nhiên khi có đông đảo các bạn rất trẻ, chừng trên dưới hai mươi tham dự. Họ chăm chú lắng nghe các diễn giả trình bày. Trong giờ giải lao, tôi đến làm quen một bạn trẻ ngồi ở một góc khán phòng với nét mặt đăm chiêu. Cậu bảo: “Cháu đang học ngành quản trị kinh doanh, cháu hết sức bức xúc khi biết được thông tin năng suất lao động của người Việt mình chỉ bằng 1/16 người Singapore! Họ cũng là người châu Á như mình, tại sao họ lại làm được mà mình không làm được? Cháu nghĩ có lẽ cái tâm lý ù lì, an phận đã ăn sâu trong tâm thức người Việt mình chứ không chỉ là kỹ năng như có diễn giả trình bày. Dĩ nhiên kỹ năng rất quan trọng để tăng năng suất”.

Đúng là trước kia, thời phong kiến, người Việt mình ít quan tâm đến chuyện kinh doanh, làm giàu. Xếp hạng trong xã hội thì lần lượt là “sĩ, nông, công, thương”. Giới buôn bán xếp chót trong nấc thang xã hội. Nên bấy giờ mảng kinh doanh gần như dành cho Hoa kiều, họ tha hồ làm mưa làm gió trên thương trường và... làm giàu!

Lúc chúng tôi trao đổi, có thêm nhiều bạn trẻ đến tham gia “cuộc hội thảo bỏ túi” bên lề hội nghị. Một bạn trẻ cho biết có đăng ký lên diễn đàn nhưng không được vì thời gian có hạn, đã có đủ diễn giả đăng ký rồi. Bạn nói xu hướng bây giờ đã khác, giới trẻ chúng cháu ngày nay không cam chịu nghèo mà nhất quyết vươn lên làm giàu. Dĩ nhiên phải là làm giàu chính đáng chứ không phải làm giàu bằng mọi giá! Một bạn khác phát biểu: “Vừa rồi nghe bí thư Thành ủy TP.HCM nói phải quyết tâm đưa TP trở lại là TP hàng đầu khu vực, lại là “hòn ngọc Viễn Đông” - là nơi đáng sống, bọn trẻ chúng cháu rất mừng và hy vọng điều đó sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa”.

Đừng bỏ lỡ

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

(PLO)- Vừa qua, tại TP.HCM liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trước những diễn biến này, Th.S-BS Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng TP.HCM, có những khuyến nghị nhằm phòng tránh nguy cơ ngộ độc.

Đọc thêm

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

(PL)- TP.HCM vừa quyết định sẽ di dời hơn 26.000 dân sinh sống trên bờ nam kênh Đôi, thuộc bảy phường của quận 8 trong bốn năm tới để cải tạo môi trường và mở rộng đường giao thông ven kênh thông thoáng hơn.
Thôi nhé Tax ơi…

Thôi nhé Tax ơi…

(PL)- Vào sáng 12-10-2016, thương xá Tax với gương mặt cũ hơn 100 năm gắn với TP này bắt đầu bị dỡ bỏ để xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng - khách sạn Satra-Tax Plaza…
Chuyện dài an toàn thực phẩm

Chuyện dài an toàn thực phẩm

(PL)- Thời gian qua trên các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vi hành xuống thăm vườn rau an toàn và ăn phở.
Bún chửi và thái độ AQ

Bún chửi và thái độ AQ

(PL)- Có lần tôi đưa người bạn đất Bắc đi đến một ngôi chợ nhỏ để mua quà bánh phương Nam về tặng bạn bè, gia đình.
Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

(PL)- Trong tình cảnh “ngập xe kẹt nước” mới thấy đẹp sao tình người Sài Gòn thể hiện qua hành động hết lòng giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong mưa gió.
Đô thị vùng trũng

Đô thị vùng trũng

(PL)- Lạ lùng, mỗi khi bị “ngập trọn” trong cơn mưa, tôi lại nhớ về con đường nhỏ trong Chợ Lớn thời thơ ấu của mình!
Sống ảo, chết thật

Sống ảo, chết thật

(PL)- Vài hôm trước, có clip lan truyền trên mạng xã hội cảnh một thanh niên đứng bên bờ kênh Tân Hóa, tay cầm smartphone tự quay clip, tay cầm chai xăng đổ trên người, bật quẹt châm lửa đốt rồi nhảy xuống kênh chỉ vì được 40.000 dân mạng bấm nút “like”.
Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

(PL)- Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.
Ai bún bì… hông…

Ai bún bì… hông…

(PL)- Hồi cuối năm 75 nhà tôi ở một con đường gần Lăng Cha Cả. Con đường nhỏ nhưng dài, hai bên là dãy nhà phố xen lẫn những biệt thự kín cổng nhưng tường không cao, thường là hàng rào bông giấy xanh mướt rợp hoa đỏ hoa tím.
Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

(PL)- Chưa bao giờ người dân phải sống chung với nhiễu loạn thông tin trên các trang mạng cùng nhiều tin đồn lẫn lộn thực hư như hiện nay.
Xây dựng... văn hóa đi bộ

Xây dựng... văn hóa đi bộ

(PLO)- Hà Nội vừa đưa 26 tuyến phố quanh hồ Gươm thành những phố đi bộ. Nhiều trò chơi dân gian, sinh hoạt văn nghệ trên các phố đi bộ càng thu hút mọi người, nhất là du khách.
Chuyện đi học của con tôi…

Chuyện đi học của con tôi…

(PL)- Có lẽ thừa hưởng gen gia truyền (đừng tưởng gia truyền là ngon nhé) nên thằng con của tôi muôn vàn học dốt. Học dốt từ bậc tiểu học cho đến trung học cơ sở lẫn phổ thông!
Người Sài Gòn ngồi quán

Người Sài Gòn ngồi quán

(PL)- Có thể nói không ngoa, ngồi quán là phong cách sống của người Sài Gòn. Bất kể nguồn gốc xuất xứ từ đâu đến, dù giàu dù nghèo, đã là người Sài Gòn thì hầu như không thể không ngồi quán.
Chuyện học thêm ngày xưa

Chuyện học thêm ngày xưa

(PL)- Không phải gần đến ngày khai giảng “chính thức” tôi lại mượn ý bài Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự học… dốt của mình.
Học sớm nửa vời

Học sớm nửa vời

(PL)- Chuyện cho các cháu học sớm để làm quen lớp học, thầy cô, bạn bè trước khi chính thức bước vào năm học mới cũng tốt nhưng nhiều bậc cha mẹ khốn khổ vì chuyện đưa đón con trong những ngày “học nháp” tan học trái giờ!
Hình như họ đã quên Gia Định?

Hình như họ đã quên Gia Định?

(PL)- Gia Định đâu phải là nơi nào xa lắc mà nó chính là một vùng đất rộng lớn bao gồm cả Sài Gòn - Chợ Lớn và một phần của Định Tường xưa, tên gọi Phiên Trấn Dinh.
Không còn mặn mà với đại học như xưa

Không còn mặn mà với đại học như xưa

(PL)- Thằng cháu tôi vừa đậu tốt nghiệp với số điểm gần chạm đáy sàn nhưng thấy nó vẫn tỉnh bơ cùng đám bạn đi đá bóng trong khi chờ trường nó đăng ký công bố điểm chuẩn.