Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng với mục tiêu làm sáu cống kiểm soát triều ở các cửa sông, rạch lớn đang được gấp rút triển khai. Trong ảnh: Cống kiểm soát triều Tân Thuận ở quận 4 và quận 7. Nơi đây là cửa kênh Bến Nghé đổ ra sông Sài Gòn, bên kia bờ có thể thấy bán đảo Thủ Thiêm.
Kênh Tẻ đổ vào nội thành TP.HCM đi qua nhiều quận huyện, kết nối với kênh Đôi là một trong những kênh quan trọng của TP. Cống kiểm soát triền Tân Thuận ngay cửa kênh này đang dần thành hình. Công trình đang xẻ dọc lòng kênh để thi công.
Công nhân đang đào sâu xuống đáy sông để triển khai thi công, phía xa có thể thấy trung tâm quận 1 với các tòa nhà chọc trời.
Trong không gian chật hẹp phía dưới đáy sông, các máy đào đang len lỏi xúc, đào đất.
Các công nhân đang đào đất giữa các trụ bê tông lớn của dự án.
Công nhân đang đổ bê tông tầng đáy.
Trên bờ, một đội khác với các xe bê tông đang thay phiên nhau di chuyển để bơm bê tông xuống đáy sông.
Đổ vào trung tâm TP.HCM từ sông Sài Gòn, ngoài kênh Tẻ còn có rạch Bến Nghé, ngay khu vực cầu Mống (quận 1). Cửa rạch gần tiếp nối với sông Sài Gòn, cống kiểm soát triều Bến Nghé cũng đang dần thành hình.
Xuôi xuống phía Nam TP, từ sông Nhà Bè đổ vào TP có rạch Đĩa. Công trình chống ngập 10.000 tỉ đồng cũng xây dựng cống kiểm soát triều Phú Xuân (quận 7) để chống triều khu vực này.
Cống ngăn triều Mương Chuối có quy mô lớn nhất trong sáu cống. Cống có chiều dài hơn 200 m được thiết kế với bốn cửa van nặng khoảng 200 tấn để kiểm soát triều. Cống được xây dựng trên sông Mương Chuối, huyện Nhà Bè để ngăn triều dâng từ sông Nhà Bè đổ vào.
Cống kiểm soát triều Cây Khô nằm trên rạch Cây Khô, nằm giữa hai ngã ba rạch Chiếu - rạch Cây Khô và rạch Tôm - rạch Cây Khô thuộc hai địa phận huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè, ngăn triều từ hai con sông Soài Rạp và sông Cần Giuộc đổ vào trung tâm thành phố.
Cống kiểm soát triều Phú Định nằm trên kênh Đôi, nằm giữa hai ngã ba sông Cần Giuộc -Chợ Đệm - kênh Đôi và kênh Đôi - kênh Tàu Hũ. Cống này thuộc địa phận quận 8, ngăn triều từ hai con sông Vàm Cỏ Đông và sông Cần Giuộc đổ vào trung tâm thành phố. Dự kiến toàn bộ dự án chống ngập này sẽ hoàn thành trong năm 2020.