Đức Giáo Hoàng tha thiết bày tỏ ý kiến của mình: “Trong mối tương quan đối thoại và hòa bình, chúng ta phải quyết tâm hạn chế và chấm dứt tất cả các xung đột vũ trang trên phạm vi toàn thế giới. Tại sao vũ khí chết chóc lại được bán ra để mang đến đau khổ tột cùng cho mỗi người và xã hội. Đáng buồn thay, câu trả lời đơn giản là tiền - những đồng tiền ướt đẫm máu của những người vô tội. Đối mặt với sự im lặng đáng xấu hổ và tội lỗi này, chúng ta phải đương đầu và ngăn chặn buôn bán vũ khí”.
Trong bài nói chuyện với các nhà lập pháp Hoa Kỳ, Đức Giáo Hoàng lưu tâm đến việc nước Hoa Kỳ hiện là nguồn cung vũ khí lớn nhất toàn cầu.
Quan điểm của Đức giáo hoàng về ngoại giao quân sự, theo cách nói của chính phủ Hoa Kỳ, không phải là chủ đề gây tranh cãi đầu tiên trong chuyến công du đến Mỹ.
Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong giai đoạn 5 năm (tính đến 2014), Mỹ đã xuất khẩu 44 tỉ USD vũ khí và trang thiết bị quốc phòng, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.
Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu tại Quốc Hội Mỹ tại điện Capitol, Washington (thứ năm, 24 tháng 09 năm 2015) (Ảnh củaCarolyn Kaster)
Cũng trong giai đoạn này, thị phần của Mỹ về mua bán vũ khí toàn cầu chiếm 31%, tiếp theo là Nga (27%); Trung Quốc, Đức và Pháp (5%).
Một viên tướng cấp cao Hoa Kỳ cho biết, với nhu cầu mua vũ khí gia tăng từ các quốc gia Trung Đông và những nơi khác (đơn cử là trực thăng chiến đấu Apache AH-64 hoặc tên lửa Patriot và Javelin). Năm 2014 đánh dấu kỷ lục doanh số ngoại giao quân sự của quân đội Hoa Kỳ.
Theo tướng Dennis Via, người đứng đầu quân đội chỉ huy Materiel, trong năm tài chính 2014, Bộ Chỉ huy Hỗ trợ An ninh Quân đội Hoa kỳ đã có 719 đơn hàng, tổng trị giá lên đến $21 tỉ USD.
Vị này cho biết thêm “Các quốc gia đối tác của chúng tôi muốn thiết bị sản xuất ở Mỹ. Họ tin tưởng các thiết bị đó vì chúng tôi đã lập thỏa thuận FMS với họ. Họ sẽ có sản phẩm có chất lượng, được bảo trì và đào tạo để sử dụng thiết bị. Hơn nữa, những giao dịch này còn góp phần củng cố mục tiêu chiến lược quân đội và hợp tác với đồng minh trong các tình huống phức tạp. Sử dụng cùng nguồn gốc, hay cùng loại vũ khí làm tăng khả năng tương thích và chúng tôi có thể dễ dàng đào tạo cho họ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc kinh doanh sẽ tiếp tục tăng trưởng, không chỉ ở Trung Đông mà sẽ lan rộng ra phần còn lại của thế giới, Thái Bình Dương, Nam Mỹ, và một số đồng minh của chúng tôi ở châu Âu."
Các nhà thầu quốc phòng sẵn sàng chi một số tiền lớn cho chính trị và chi phí vận động hành lang để thông điệp của họ đưọc phát trên điện Capitol.
Cụ thể, theo ghi nhận của Trung tâm Responsive Politics, một hiệp hội nghiên cứu có trụ sở tại Washington DC, trong năm 2014, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp quốc phòng đã bỏ ra hơn triệu 128 USD vận động hành lang để mua bán vũ khí với Mỹ.
Dưới sự dẫn dắt của nhà thầu quốc phòng lớn nhất thế giới Lockheed Martin Corp, các doanh nghiệp mua bán vụ khí cũng đã đóng góp 25 triệu USD trong đợt bầu cử Quốc hội năm 2014. Tuy nhiên, đây lại là phần nhỏ nhất trong số 13 lĩnh vực được phân tích. Ba hạng mục quyên tặng nhiều nhất là tài chính, bảo hiểm và bất động sản với hơn nửa tỉ USD trong kỳ bầu cử.
Hôm thứ Tư (23-9), Đức giáo hoàng đã đề cập đến vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo Hội, nhắc nhở các giám mục phải đảm bảo rằng những tội ác lạm dụng tình dục trẻ em sẽ không xảy ra nữa. Ông cũng kêu gọi người dân Mỹ hãy tiếp nhận dân tị nạn (bao gồm những người Syria bị chiến tranh tàn phá) và khắc phục biến đổi khí hậu.