“Một ngôi làng bị cướp phá hoàn toàn”
Cho tới bây giờ, vẫn ít người biết đến Hosn Niha, một ngôi làng thời La Mã nằm ở thung lũng Bekaa, Li-băng. Được xây dựng khoảng năm 200 sau Công nguyên, ngôi làng này là nơi lưu giữ một ngôi đền La Mã và một khu dân cư nhỏ.
Những năm 1900, các nhà khảo cổ Đức nghiên cứu những gì còn lại của ngôi đền nhưng ít chú ý đến khu dân cư bên cạnh, nơi mà họ mô tả trong một nghiên cứu 1938 rằng nó giống như “một bức tranh bị cướp phá hoàn toàn”, và không còn dấu vết để lại của cư dân nơi đây.
Trong suốt cuộc nội chiến Li-băng (1975 – 1990 ), hoạt động quân sự và cướp phá làm ảnh hưởng nặng nề đến Hosn Niha. Những năm 1980, những tên săn kho báu cưỡi xe ủi đất nạo phá làng, di chuyển và phá hủy các đầu mối khảo cổ chôn trong đất.
Các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí Antiquity ra số tháng Tư, “mặc dù một số phần trung tâm của ngôi làng bị phá hủy không thể sửa chữa, phần lớn khu vực còn lại vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu và với đủ những đặc điểm và bằng chứng kết cấu để tiếp tục điều tra.”
Sự kiên nhẫn của họ được đã được đền đáp. Một phân tích các mảnh gốm quanh ngôi làng cho thấy bằng chứng của một khu dân cư lớn người Hy La cổ có từ khoảng thế kỉ 13, 14.
Nơi đây từng là trung tâm của một ngôi làng bị tàn phá trong nội chiến Li-băng
Nhà nghiên cứu Ruth Young chia sẻ “Những gì chúng tôi làm bây giờ cho thấy những khu vực dù bị tàn phá nặng nề cũng không được bỏ qua hay lãng quên. Tôi nghĩa bây giờ chúng ta đã biết nhiều hơn về cách ngôi làng hoạt động và sự kết nối của nó với ngôi đền.”
“Ồ, một mớ hỗn độn”
Khi các nhà khoa học đến Hosn Niha, họ thấy hàng đống thứ bị ủi chất cao tới 4m, trong đó có các mảnh gốm lẫn đất bẩn. Young nói “Lần đầu tiên nhìn thấy, chúng tôi còn phải thốt lên “Ôi, một mớ hỗn độn. Chúng ta phải bắt đầu từ đâu đây?”.
Ngôi làng bị thu nhỏ hồi những năm 600 trong thời kỳ Hồi giáo, mặc dù không rõ tại sao. Ngày nay, những gì hoàn thiện nhất của vùng thuộc về ngôi đền La Mã, cao đến 10m.
Những cư dân cổ xưa dường như đã trồng trọt trong thung lũng, có thể là trồng nho làm rượu. Paul Newson, đồng tác giả nghiên cứu cho biết “Điều này có thể lý giải tại sao họ có thể xây một ngôi đền to như vậy.”
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các mảnh gốm tráng men xung quanh ngôi làng, bằng chứng cho thấy sự phát triển thời Trung cổ.
Nhiều khu vực khảo cổ đã bị tàn phá nặng nề qua các thời đại. Nghiên cứu mới lần này là một điều tích cực cho thấy các khu vực được xem là hoàn toàn vô dụng thì thật sự nó vẫn còn chứa những thông tin giá trị.