(PLO) – Thực phẩm độc và hại luôn là nổi sợ của người tiêu dùng hiện nay. Từ các các sản phẩm bán buôn ở chợ đến các siêu thị luôn tìm ẩn những nguy cơ độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- 1. Thời gian: 00:00 29/06/2015
- 2. Địa điểm: Trụ sở Tòa soạn Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh
Danh sách khách mời
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó Chi Cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP. HCM
Thạc sĩ Huỳnh Tấn Phát, Phó chi Cục trưởng Chi cục Thú Y TP.HCM
Chị Trúc thân mến!
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là do các cơ quan trung ương ban hành. Việc ban hành các tiêu chuẩn này phải phù hợp với các nước trên thế giới nhất là hiện nay Việt Nam chúng ta gia nhập WTO. Các quy chuẩn có thể được bổ sung, sửa đổi phù hợp điều kiện thực tế và hài hóa quy chuẩn quốc tế. Trong quá trình kiểm tra, giám sát ATTP tại địa phương chúng tôi ghi nhận và báo cáo, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định nếu điều này giúp cho công tác quản lý và làm cho thực phẩm an toàn hơn.
Hiện nay chúng ta có Luật An toàn thực phẩm, trong đó có quy định về ghi nhãn sản phẩm đối với thực phẩm biến đổi gien. Chị có thể tham khảo.
Trân trọng.
Bạn vui lòng xem phần trả lời bên dưới. Cảm ơn!
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi Cục trưởng, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM.
Chị Ba thân mến!
Rau được gọi là an toàn khi không chứa vi sinh vật gây bệnh ở mức không an toàn, không có dư lượng các hóa chất như chất bảo vệ thực vật vượt mức cho phép, không chứa kim loại năng, chất độc khác.
Để có được sản phẩm rau an toàn chị có thể chọn mua tại các siêu thị, cửa hàng, quầy sạp trong các chợ,... nơi đã được cơ quan chức năng kiểm soát an toan thực phẩm. điều kiện kinh doanh đảm bảo an toàn theo quy định. Ưu tiên các sản phẩm bao gói, nhãn mác đầy đủ. Rau thì không quá xanh mưới, không quá to do có nguy cơ sử dụng các loại phân đạm, rau toàn đọt vượt, do có nguy cơ sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, rau có mùi lạ do không đảm bảo thời gian cách ly sau khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, rau bị úng, dập do bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Trân trọng.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi Cục trưởng, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM.
Chị Thùy thân mến!
Theo phân cấp quản lý các địa điểm nêu trên thuộc quyền quản lý cấp phường/xã. Tại cơ quan địa phương này có thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra xà xử lý vi phạm nếu có xảy ra trên địa bàn. Theo kết quả báo cáo chung trong 5 tháng đầu 2015, toàn thành phố kiểm tra 16.713 cơ sở thực phẩm, phát hiện vi phạm 1.190 cơ sở, phạt tiền với số tiền phạt trên 5.462.380.000 đ.
Trân trọng.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi Cục trưởng, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM.
Trong công tác quản lý Chi cục Thú y trong quá trình kiểm dịch đều ghi rõ sản phẩm là thịt trâu hay thịt bò trên giấy chứng nhận kiểm dịch khi doanh nghiệp xuất bán sản phẩm ra thị trường.
Trong thời gian vừa qua Chi cục đã cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thị trường, Công an kinh tế theo dõi giám sát xử lý các trường hợp doanh nghiệp, cơ sở có hành vi gian lận thương mại.
Ông Nguyên thân mến!
Đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố là đối tượng có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm do đối tượng này cơ động, tạm bợ nơi kinh doanh, không đầu tư, đảm bảo về trang thiết bị, dụng cụ, không đảm bảo vệ sinh nhân viên như khám sức khỏe, tập huấn kiến thức về ATTP, thiếu nước sạch để chế biến, rửa dụng cụ, là đối tượng rất khó kiểm soát do phần lớn là kinh doanh trái phép, lấn chiếm lòng, lề đường.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình ông nên tìm đọc các địa diểm ăn uống đã được cơ quan chức năng kiểm soát, kiểm tra, hướng dẫn về các điều kiện an toàn. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có một số phường đăng ký và triển khai được phường kiểm soát điểm về điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh thức ăn đường phố như Phường Tân Thành, quận Tân Phú, phường 12 quận 4, phường An Lạc A quận Bình Tân và phường 2 Quận 3, anh có thể ghe qua và sử dụng thực phẩm các nơi này nhé. Chúng tôi đang phối hợp chính quyền địa phương 24 Q/H trên địa bàn để phát triển thêm nhiều phường điểm nữa để phục vụ bà con.
Trân trọng.
Trong thực tế quản lý mặc dù các ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra xử lý các cơ sở vi phạm trong giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến sản phẩm động vật tuy nhiên vẫn còn một vài trường hợp cá biệt cơ sở chạy theo lợi nhuận, xem nhẹ sức khỏe người tiêu dùng như vụ việc trên.
Từ đầu năm đến nay ngoài việc phát hiện điểm chế biến bò viên làm từ thịt hết hạn sử dụng, Chi cục đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm hành chính trong kinh doanh, giết mổ, chế biến sản phẩm động vật, bạn đọc có thể xem số lượng xử lý trong các câu trả lời vừa qua. Nếu không kịp thời xử lý các vụ việc trên thì nguồn sản phẩm kém chất lượng trên sẽ len lõi vào các bếp ăn tập thể, quán cơm bình dân... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thạc sĩ Huỳnh Tấn Phát, Phó chi Cục trưởng Chi cục Thú Y TP.HCM cùng đồng nghiệp trả lời câu hỏi của bạn đọc. Ảnh: Huyền Vi
Công tác kiểm tra nguyên liệu đầu vào tại các cơ sở chế biến, giám sát quy trình chế biến, kiểm tra việc sử dụng phẩm màu, phụ gia thực phẩm, lấy mẫu kiểm tra định kỳ tại các cơ sở chế biến được Chi cục Thú y và các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm quận, huyện thực hiện thường xuyên. Từ đầu năm đến nay Chi cục đã xử lý tiêu hủy 2.039 kg sản phẩm chế biến không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thạc sĩ Huỳnh Tấn Phát, Phó chi Cục trưởng Chi cục Thú Y TP.HCM. Ảnh: Huyền Vi
Trong thực tế kiểm tra xử lý vừa qua Chi cục Thú y có phát hiện một số trường hợp sử dụng hàn the (muối diêm), hóa chất không rõ nguồn gốc trong quá trình chế biến thịt, hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như trường hợp chế biến bò viên Pháp Việt, huyện Bình Chánh. Đối với các trường hợp vi phạm Chi cục Thú y phối hợp với Chính quyền địa phương xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định và xử lý tiêu hủy toàn bộ lô hàng, đối tượng vi phạm phải chi trả chi phí tiêu hủy.
Với vai trò người quản lý nhà nước, Tôi nhận thức ràng việc tuyên truyền định hướng người tiêu dùng trong việc chọn lựa sản phẩm thịt, sản phẩm chế biến an toàn cũng như việc đấu tranh xử lý các trường hợp vi phạm kinh doanh sản phẩm động vật kém chất lượng là một trong những hoạt động trọng tâm của Ngành Thú y. Đối với các trường hợp vi phạm khi phát hiện hoặc được người dân cung cấp thông tin chúng tôi đều phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng xử lý theo đúng quy định.
Ý thức bảo vệ sức khỏe cũng như yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân không riêng mỗi cá nhân. Về trách nhiệm của cơ quan Thú y trong thời gian vừa qua đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành như lực lượng Quản lý thị trường, Y tế, Chính quyền địa phương triển khai các quy định về quản lý an toàn thực phẩm.
Mỗi cơ sở chế biến phải đăng ký kinh doanh với chính quyền địa phương, đăng ký kiểm tra cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đăng ký thương hiệu, công bố chất lượng sản phẩm...Chi cục Thú y kiểm soát nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, giám sát quy trình chế biến, cơ sở không được sử dụng phụ gia, phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép.
Tuy nhiên với một thành phố đông dân cư, thực tế vẫn còn tồn tại một số ít cơ sở chế biến chạy theo lợi nhuận, xem nhẹ việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thì vai trò kiểm tra, giám sát và xử lý của các ngành chức năng là cần thiết phải tăng cường.
Đối với người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm chế biến cần chọn lựa sản phẩm có nguồn gốc, có kiểm dịch của cơ quan Thú y, không tiêu thụ hàng không bao bì, nhãn hiệu...tích cực cung cấp thông tin những cơ sở chế biến không đảm bảo an toàn thực phẩm cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xử lý.
Việc kiểm soát nguồn hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu vừa qua có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Thú y và Chi cục Thú y các tỉnh, có sự phối hợp của lực lượng Hải quan. Trong thời gian qua chưa ghi nhận trường hợp nhập chân gà đông lạnh từ Trung Quốc.
Trong thời gian vừa qua Ngành thú y trong cả nước đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng như Chính quyền địa phương, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát môi trường đấu tranh, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ, các trường hợp này đều chia sẽ cung cấp thông tin với cơ quan báo chí truyền thông nhằm cảnh báo, răn đe các đối tượng vi phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, chế biến thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đối với gia súc bị bơm nước trước khi giết mổ, thịt bị biến chất sẽ tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng do nguồn thịt này bị vấy nhiễm vi sinh rất cao.
Anh Phúc thân mến!
So với trước đây, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã có cải thiện rất nhiều từ việc chọn nguồn gốc, chế biến an toàn, bảo quản hợp vệ sinh. Tuy nhiên theo nhu cầu xã hội, nhóm thức ăn đường phố vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao về tính an toàn do đối tượng kinh doanh, phục vụ thuộc người có thu nhập thấp, không có điều kiện đầu tư thiết bị dụng cụ bảo quản thực phẩm an toàn, cơ quan chức năng khó kiểm soát do tính cơ dộng của người kinh doanh nhà thuê mướn, chế biến một nơi, kinh doanh một nơi,...do vậy, thức ăn đường phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Anh và người thân có thể tìm chọn ăn tại những nơi đã được cơ quan chức năng kiểm soát về điều kiện an toàn thực phẩm như nhà hàng, quán ăn, trung tâm ẩm thực tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khu thức ăn đường phố tập trung, phường kiểm soát điểm về điều kiện an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.
Trân trọng.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi Cục trưởng, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính 1.268 vụ vi phạm hành chính trong công tác Thú y trong đó chủ yếu là vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trốn tránh, không khai báo kiểm dịch, kinh doanh sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2,9 tỉ đồng. Xử lý tiêu hủy 27.584kg động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngoài ra Trạm thú y các quận, huyện cũng phát hiện và xử lý 3.147 trường hợp vi phạm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không qua kiểm dịch, sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm, tịch thu tiêu hủy 63.153 kg thịt và phụ phẩm gia súc, gia cầm các loại.
Đối với các trường hợp vi phạm Chi cục Thú y xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 119/NĐ-CP, Nghị định 178/NĐ-CP áp dụng tình tiết tăng nặng đối với các trường hợp tái phạm. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính đối tượng vi phạm phải chi trả chi phí tiêu hủy hàng hóa, tang vật vi phạm.
Anh Linh thân mến!
Để đảm bảo an toàn thực phẩm ngoài chọn lựa nguyên liệu an toàn, cách chế biến an toàn thì việc sử dụng phụ gia thực phẩm phải được đảm bảo thì sản phẩm cuối cùng mới an toàn cho người sử dụng, Trong trường hợp của anh, việc sử dụng phẩm màu phải tuân thủ các quy định như sau: màu gạch tôm anh đưa vào sử dụng phải có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, sản phẩm phải có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng thể hiện được các nội dung: tên khoa học, tên mã quốc tế, tên sản phẩm là phẩm màu thực phẩm, tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm, thành phần chất lượng chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, thông tin cảnh báo, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Sản phẩm phải được nhập khẩu chính ngạch, được cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát vá cấp giấy xác nhận nhập khẩu, hoặc sản phẩm sản xuất trong nước thì được cơ quan quản lý nhà nước cấp xác nhận công bố chất lượng sản phẩm trước khi lưu hành. Ngoài ra, khi sử dụng anh phải tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất. Hiện nay ta không cấm hàng nhập khẩu về phụ gia thực phẩm của Trung Quốc nhưng chúng ta ngăn cấm việc tiêu thụ, sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép và phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì nó không an toàn.
Trân trọng.
Qua thông tin trứng rắn nằm trong lòng đỏ trứng gà trên Báo Pháp Luật, về góc độ chuyên môn, tôi cho rằng chuyện này không có khả năng xảy ra. Về cơ chế sinh học quá trình hình thành quả trứng gia cầm xảy ra trong cơ thể gia cầm, cụ thể lòng đỏ được hình thành tại buồng trứng và lòng trắng tạo ra trong hệ thống ống dẫn trứng và cuối cùng là hình thành vỏ trứng trước khi gà đẻ trứng nên không có trường hợp trứng rắn có thể xâm nhiễm vào quả trứng gia cầm. Hình ảnh bạn đọc cung cấp có thể là do trứng gia cầm có phôi phát triển vài ngày.
Vừa qua Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh có kiểm tra xử lý điểm chế biến bò viên Pháp Việt (địa chỉ C2/19E2 ấp 3, xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh) sử dụng nguyên liệu thịt đông lạnh hết hạn sử dụng, hóa chất không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, điều kiện vệ sinh nơi chế biến không đảm bảo, công nhân không được khám sức khỏe định kỳ, không trang bị bảo hộ lao động trong quá trình chế biến. Trạm Thú y Bình Chánh đã tham mưu UBND huyện xử phạt đối tượng vi phạm trên 40 triệu đồng, tiêu hủy trên 3,4 tấn sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Để kiểm soát không để phát sinh các trường hợp tương tự cần tăng cường trách nhiệm quản lý địa bàn của Chính quyền địa phương, việc kiểm tra giám sát của các ngành chức năng nhằm phát hiện, xử lý nghiêm, răn đe các trường hợp vi phạm, cung cấp thông tin rộng rài cho người dân nắm thông tin.
Cần đấu tranh phát hiện và xử lý ngay các cơ sở vi phạm trong giai đoạn sản xuất, khi chế biến các cơ sở này đã sử dụng hóa chất, hương liệu để tẩm ướp, tạo mùi do đó rất khó phân biệt đâu là bò viên được chế biến từ nguồn thịt đông lạnh quá hạn sử dụng và bò viên chế biến từ thịt an toàn. Đối với người tiêu dùng cần chọn mua bò viên từ những cơ sở kinh doanh có thương hiệu, có uy tín, trong quá trình sản xuất có kiểm tra giám sát của cơ quan Thú y.
Thưa A/C Liên: Trong 5 tháng đầu năm 2015, các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trên bình diện 3 cấp: thành phố, quận/huyện và phường/xã trên địa bàn thành phố đã tiến hành thanh, kiểm tra trên 16.713 cơ sở, 708 vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Phát hiện vi phạm 1.190 cơ sở, 587 vụ, đã tiến hành xử lý phạt tiền 712 cơ sở và 257 vụ với số tiền phạt 5.462.380.000 đ, đình chỉ quảng cáo của 04 cơ sở, tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không an toàn với số lượng 4.883,9 kg thuộc 140 cơ sở thực phẩm. Số cơ sở và vụ còn lại đang tiếp tục làm rõ chứng cứ để tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Trân trọng.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi Cục trưởng, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM đang trả lời câu hỏi của bạ đọc.
Trên thực tế cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp trứng gà giả. trứng cút giả trên thị trường.
Khung cảnh buổi giao lưu rực tuyến tại báo Pháp Luật TP.HCM
Ngay sau tiếp nhận thông tin phản ánh, Chi cục ATVSTP đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, tại đây không ghi nhận còn sản phẩm cùng lô với lô có sự cố tại Bình Dương, đoàn có lấy mẫu sản phẩm sườn non chay đi kiểm tra, kết quả không phát hiện côn trùng hay vật thể lạ trong sản phẩm. Chi cục ATVSTP Tp.HCM tiếp tục phối hợp Chi cục ATVSTP tỉnh Bình Dương và chủ cơ sở để truy tìm nguyên nhân và yêu cầu thu hồi toàn bộ sản phẩm không đảm bảo an toàn trên thị trường.
Qua kết quả kiểm tra ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt kinh doanh thực phẩm chay trên địa bàn thành phố trong thời gian qua chúng tôi chưa ghi nhận vụ việc tương tự như ở Bình Dương.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi Cục trưởng, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM
Đối với địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chi cục Thú y có yêu cầu các doanh nghiệp có nhu cầu rã đông, pha lóc, chia nhỏ sản phẩm thịt trâu bò, gia cầm đông lạnh để bán lẻ trên thị trường phải đăng ký thẩm định điều kiện vệ sinh thú y nơi chế biến, phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm với ngành Y tế, trong quá trình kinh doanh trên bao bì nhãn hiệu phải ghi rõ sản phẩm đông lạnh để phân biệt với sản phẩm tươi sống, để người tiêu dùng có thể nhận biết đâu là sản phẩm thịt đông lạnh và thịt tươi. Về nguyên tắc sản phẩm đông lạnh về chất lượng sẽ không tươi ngon như sản phẩm tươi.
Thành phố Hồ Chí Minh có 4 Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông. Ngoài ra thành phố có tổ chức 4 đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý thị trường chủ trì kiểm soát vận chuyển động vật sản phẩm động vật tại các cửa ngõ ra vào thành phố. Cấp độ quận, huyện có tổ chức 24 đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên kiểm tra xử lý các trường hợp vận chuyển kinh doanh sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Chi cục Thú y cũng bố trí lực lượng thú y kiểm tra tại các chợ, cơ sở chế biến, cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm động vật. Như vậy trong việc kiểm soát thực phẩm không an toàn không chỉ có lực lượng thú y tại Trạm KDĐV Thủ Đức mà có sự tham gia của các ngành chức năng, có sự phối hợp của chính quyền địa phương. Đối với thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày tiêu thụ khoảng 1000-1200 tấn thịt heo, trâu bò và gia cầm. Trong thời gian qua thành phố kiểm soát trên 95% sản phẩm động vật tiêu thụ trên thị trường. Để kiểm soát tốt nguồn thịt lậu, thịt không rõ nguồn gốc trên thị trường Chi cục đã thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông định hướng người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm an toàn, phối hợp với chính quyền địa phương, Cảnh sát môi trường thành phố kiểm tra xử lý các điểm giết mổ trái phép, tăng cường tần suất hoạt động của các đoàn kiểm tra liên ngành, tiếp nhận và xử lý các nguồn tin do người dân cung cấp các trường hợp giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm.