Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu giao thông đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Nhận biết và chấp hành vạch kẻ đường
Bộ GTVT ban hành Điều lệ báo hiệu Đường bộ; trong đó có quy định về “Vạch kẻ đường”, là một dạng báo hiệu đường bộ để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao ATGT và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: Vạch nằm ngang và vạch đứng.
Vạch nằm ngang bao gồm vạch dọc đường, vạch ngang đường và những loại vạch khác quy định phần đường xe chạy. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng. Đối với nơi vừa có vạch kẻ vừa có cả biển báo thì lái xe phải tuân thủ biển báo. Trong đó có một số vạch đáng chú ý sau đây:
- Vạch dọc theo tim đường: Gồm vạch liền hoặc vạch đứt quãng. Vạch liền gồm vạch đơn và vạch kép.
- Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy vớitốc độ cao, cốt để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
- Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch (dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình).
- Vạch ngang đường: gồm vạch liền và vạch đứt quãng và có thể là vạch đơn hay vạch kép:
- Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông.
- Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.